SKKN Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh khối 7
- Mã tài liệu: BM7109 Copy
Môn: | Tiếng anh |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1582 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cù Chính Lan |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cù Chính Lan |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh khối 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
2. Về phía giáo viên
3. Về phía học sinh
3.1. Luyện nói thông qua classroom language
3.2. Luyện nói qua thực hành cấu trúc ngữ pháp
3.3. Luyện nói ở giai đoạn Pre- & Post- của tiết dạy kỹ năng nghe, đọc, viết
Mô tả sản phẩm
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT | Chữ viết tắt | Nội dung |
1 | TH&THCS | Tiểu học và Trung học cơ sở |
2 | KT | kiểm tra |
3 | T | teacher (giáo viên) |
4 | S | student (học sinh) |
5 | GV | Giáo viên |
6 | HS | Học sinh |
Phần 1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn sáng kiến
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn khi nước ta đã chính thức là thành viên của tổ chức WTO. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy, nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn lực cho đất nước. Đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình sách giáo khoa phổ thông đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo giúp hình thành phương pháp, nhu cầu tự học, hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập cho học sinh.
Ngày nay, bên cạnh các bộ môn Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên, tiếng Anh đã được áp dụng giảng dạy ở tất cả các cấp học bởi nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Vì thế, người học phải thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết. Một thực tế không thể phủ nhận khi học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là học sinh có thể nghe hiểu tốt nhưng điều này không có nghĩa là nói tốt. Mục đích của sử dụng ngôn ngữ là giao tiếp các ý tưởng giữa người với người nên nói trở thành kỹ năng quan trọng nhưng lại khó phát triển nhất. Trong nhiều tiết học tiếng Anh, học sinh có rất ít cơ hội để thực hành ngôn ngữ, giáo viên thường chỉ đủ thời gian tập trung dạy các đơn vị ngữ pháp – từ vựng. Nhiều học sinh nhớ hàng trăm đơn vị từ vựng và hàng chục quy tắc ngữ pháp nhưng vẫn không thể nói được. Điều này giải thích một phần tại sao sau khi tốt nghiệp số lượng học sinh có thể giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ căn bản chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Thực hiện chương trình tiếng Anh cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe – Nói – Đọc – Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy. Việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh như một cụng cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe – Nói – Đọc – Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng tiếng Anh dễ dàng, hiệu quả trong giao tiếp thông thường. Xuất phát từ yêu cầu bộ môn và thực tế giảng trong các năm qua ở cả 4 khối lớp 6, 7, 8 và 9, tôi nhận thấy khả năng của học sinh, kể cả những học sinh nắm vững từ vựng, cấu trúc ngữ pháp nhưng vẫn chưa có khả năng diễn đạt như không nói được, hoặc nói ít, nói chưa chuẩn, t«i m¹nh d¹n tr×nh bµy kinh nghiÖm cña b¶n th©n trong sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh khối 7 tại Trường TH&THCS Thị trấn” làm nền tảng cho học sinh lớp 8, 9 ở những năm sau. Với kinh nghiệm nói có được, học sinh trường khối lớp 7 trường TH & THCS Thị trấn sẽ có được kỹ năng giao tiếp tối thiểu với du khách nước ngoài, góp phần nhỏ bé vào việc giới thiệu về con người, mảnh đất nơi đây hòa cùng với sự phát triển tiềm năng du lịch chung của huyện nhà.
- Mục đích chọn sáng kiến
Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh mới với sức trẻ, lòng yêu nghề bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu, tích cực, chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi viết kinh nghiệm này nhằm chia sẻ những điều học hỏi được từ đồng nghiệp và thực tế giảng dạy, nghiên cứu của bản thân về một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng nói cho học sinh lớp 7 góp phần nâng cao kiến thức hiểu biết và chất lượng bộ môn tiếng Anh trong nhà trường nói chung.
3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]