SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng xé dán cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4144 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2679 |
Lượt tải: | 17 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng xé dán cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường hoạt động, đồ dùng, đồ chơi tranh mẫu tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình xé dán một cách tích cực.
Giải pháp 2: Thường xuyên thay đổi hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ vào hoạt động xé dán nhằm nâng cao chất lượng giờ học.
Giải pháp 3: Dạy kỹ năng xé dán cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ định.
Giải pháp 4: Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi dạy kỹ năng xé dán cho trẻ giúp trẻ khắc sâu kiến thức.
Giải pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để nâng cao kỹ năng xé dán cho trẻ.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | TIÊU ĐỀ | Trang |
MỤC LỤC | ||
I | MỞ ĐẦU | |
1. | Lý do chọn đề tài | |
2. | Mục đích nghiên cứu | |
3. | Đối tượng nghiên cứu | |
4. | Phương pháp nghiên cứu | |
II | NỘI DUNG | |
1. | Cơ sở lí luận | |
2. | Thực trạng | |
2.1. | Thuận lợi | |
2.2. | Khó khăn | |
2.3. | Kết quả khảo sát | |
3. | Các giải pháp | |
3.1. | Giải pháp 1: Xây dựng môi trường hoạt động, đồ dùng, đồ chơi tranh mẫu tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động tạo
hình xé dán một cách tích cực. |
|
3.2. | Giải pháp 2: Thường xuyên thay đổi hình thức vào bài để gây
hứng thú cho trẻ vào hoạt động xé dán nhằm nâng cao chất lượng giờ học. |
|
3.3. | Giải pháp 3: Dạy kỹ năng xé dán cho trẻ thông qua hoạt động
học có chủ định. |
|
3.4. | Giải pháp 4: Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi dạy kỹ
năng xé dán cho trẻ giúp trẻ khắc sâu kiến thức. |
|
3.5. | Giải pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ
huynh để nâng cao kỹ năng xé dán cho trẻ. |
|
4. | Hiệu quả đạt được | |
III. | KẾT LUẬN | |
Kết luận | ||
TÀI LIỆU THAM KHẢO | ||
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI |
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là xây dựng cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Những cơ sở ban đầu này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách sau này. Giáo dục mầm non chưa cần phải trang bị cho trẻ một cách đầy đủ và hoàn chỉnh những gì mà một người cần có để tham gia vào đời sống xã hội như một người lớn thực thụ. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con người mới, làm cho trẻ phát triển toàn diện, hài hoà và cân đối, tạo điều kiện tốt cho những bước phát triển sau này; xây dựng cho mỗi đứa trẻ một nền tảng nhân cách vừa khoẻ khoắn, vừa mềm mại, đầy sức sống về cả thể chất lẫn tinh thần. Có nghĩa là giáo dục mầm non một mặt cần làm cho trẻ hồn nhiên, vui tươi tích cực, chủ động,… mặt khác giáo dục mầm non lại phải ngay từ đầu hướng sự phát triển của trẻ vào việc hình thành những tiền đề nhân cách con người mới, chuẩn bị cho trẻ khả năng học tập tốt, sống và làm việc phù hợp với xã hội mới. [1]
Bậc học mầm non là một bậc học đặc biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối tượng của bậc học này là những trẻ nhỏ (từ 0 đến 6 tuổi). Đây là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất, là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất trong cuộc đời về cả thể chất lẫn tâm lí, tinh thần, tất cả mọi việc đều bắt đầu: Trẻ bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình. Phương thức giáo dục ở lứa tuổi này vừa mang màu sắc gia đình vừa mang màu sắc nhà trường. Quan hệ giữa người dạy và người học vừa mang màu sắc thầy – trò vừa mang màu sắc mẹ – con “cô giáo như mẹ hiền”. Phương châm giáo dục chủ đạo ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học”. Nội dung giáo dục ở lứa tuổi này mang tính tích hợp và được thể hiện ở năm lĩnh vực phát triển.
Phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Trẻ mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với những “cái đẹp”, có thể coi đây là thời kỳ phát cảm những xúc cảm thẩm mỹ – những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp”, tạo nên trạng thái tinh thần khoan khoái khiến đứa trẻ cảm thấy gắn bó thiết tha với con người và cảnh vật xung quanh, làm nảy sinh ở trẻ lòng mong muốn làm những điều tốt lành để đem niềm vui đến cho mọi người.
Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ lứa tuổi mầm non được thực hiện thông qua nhiều hình thức hoạt động đa dạng, trong đó hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đặc trưng gần gũi và hấp dẫn đối với trẻ, là hoạt động chiếm một vai trò quan trọng giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động thể hiện một cách sinh động thế giới xung quanh. Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ được phát triển toàn diện: đó là sự vận động linh hoạt của tay và mắt, là sự tri giác hình tượng thẩm mỹ một cách có chủ định làm cho tư duy, ngôn ngữ, xúc cảm, tình cảm….của trẻ phát triển, đặc biệt trẻ biết cảm thụ cái đẹp, yêu quý và tạo ra cái đẹp.[2]
Mục đích của hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng qua đường nét, cách sắp xếp, bố trí các hình khối, phát triển khả năng tri giác về màu sắc, hình dạng, bố cục… Đặc biệt, hoạt động tạo hình phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, nghệ thuật, trong cuộc sống, khơi gợi ở trẻ những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ và hứng thú tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
Hoạt động tạo hình bao gồm: vẽ, nặn, xé, cắt dán, xếp hình, hoạt động xé dán là một phần quan trọng trong hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm, tình cảm, nhân cách, trí tuệ, sự khéo léo, tính kiên trì, đặc biệt là phát triển thẩm mĩ nghệ thuật. Qua đó mà trẻ biết yêu và tôn trọng cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp.
Ở trường mầm non hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động xé dán nói riêng góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 nâng cao kiến thức về tự nhiên – xã hội, khoa học kỹ thuật, để giúp trẻ có kỹ năng làm quen với các môn học mới ở trường tiểu học, giáo dục lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện những nhiệm vụ được giao.[4]
Thực tế hoạt động xé dán ở trường mầm non Đông Khê chưa được khai thác phong phú, tích cực, phương pháp còn cứng nhắc đôi khi còn dập khuôn máy móc, chưa có điều kiện cho trẻ đi tham quan, trải nghiệm được nhiều từ đó cũng làm hạn chế sự hiểu biết của trẻ. Hơn nữa các nguyên vật liệu để trẻ xé dán chưa phong phú đa dạng. Vậy làm thế nào để hoạt động xé dán của trẻ được sáng tạo phát huy hết khả năng của trẻ về tác phẩm nghệ thuật đang khởi dậy trong lòng trẻ đây?
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình nói chung và thể loại xé dán nói riêng đối với sự phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non. Trước thực trạng ở trường, lớp. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Mình phải làm gì? Làm như thế nào? để tìm ra giải pháp hữu hiệu, đạt hiệu quả,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]