SKKN Một số giải pháp phối hợp của Ban chấp hành công đoàn với các tổ chức trong nhàtrường nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tại trường THPTNam Đàn 2
- Mã tài liệu: MT0200 Copy
Môn: | Đoàn Đội |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 571 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nam Đàn 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nam Đàn 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp phối hợp của Ban chấp hành công đoàn với các tổ chức trong nhà trường nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tại trường THPT Nam Đàn 2″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Xây dựng khối đoàn kết tạo sức mạnh tổng hợp nhận thức về tầm nquan trọng và thực hiện chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ tại đơn vị.
Giải pháp 2: Phát huy nội lực của BCHCĐ để xây dựng CĐCS vững mạnh góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Giải pháp 3: Phối hợp CUCB, BGH nhà trường để xây dựng các kế hoạch hoạt động trọng tâm hướng tới bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tại đơn vị.
Giải pháp 4: Phối hợp với chuyên môn tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và xây dựng gia đình hạnh phúc
Giải pháp 5: Phối hợp với lực lượng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong tổ chức giáo dục kiến thức bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới trong học tập, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao cho các em học sinh.
Giải pháp 6: Phối hợp với Đoàn trường và Câu lạc bộ truyền thông trong việc tuyên truyền giáo dục giới tính, tình yêu tuổi học trò, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tạo các sân chơi bổ ích và trang bị các kĩ năng cơ bản để bảo vệ bản thân đối với các em học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
Công đoàn là sợi dây tạo dựng sự đoàn kết trong hệ thống cơ quan, đơn vị dựa trên cơ sở lấy việc bảo vệ quyền lợi của người lao động làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phối hợp của BCHCĐ và các tổ chức trong nhà trường nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tại cơ sở không những là trách nhiệm của người làm công tác cán bộ công đoàn mà còn là vinh dự, trách nhiệm của mỗi công đoàn viên. Các tổ chức đoàn thể trong trường THPT nói chung và công đoàn nói riêng là lực lượng rất quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để chỉ đạo, thực hiện các mục tiêu chiến lược của nhà trường. Mọi chủ trương, kế hoạch muốn được thực hiện tốt phải thống nhất hành động và phối hợp thực hiện.
Trường THPT Nam Đàn 2 với tổng số 77 cán bộ giáo viên, trong đó có 49 đoàn viên nữ chiếm tỉ lệ 63,64% và 1257 em học sinh, trong đó nữ 659 em chiếm tỉ lệ 52,43%. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của BCHCĐ trong chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ tại đơn vị, trong những năm qua BCHCĐ đã tích cực phối hợp với các tổ chức trong nhà trường lồng ghép, triển khai kế hoạch hành động bằng những việc làm cụ thể nhằm mục đích: Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường thông qua các hoạt động cụ thể hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ.Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời đại công nghệ số theo tiêu chí: có lòng yêu nước; có sức khoẻ; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo, khoa học; có lối sống văn hoá và lòng nhân hậu. Nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của nữ cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam; phát huy thế mạnh của nam giới, gắn kết yêu thương, chia sẻ và sẵn sàng hỗ trợ chị em trong mọi lĩnh vực để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi để chị em thực hiện các quyền cơ bản của mình và tham gia đầy đủ, bình đẳng vào mọi lĩnh vực của đời sống.
BCHCĐ đã phối hợp với các tổ chức trong đơn vị triển khai, tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình liên quan tới công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới đầy đủ, kịp thời đến CBNGNLĐ trong cơ quan nói chung và CBNGNLĐ nữ nói riêng. Trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai hành động, BCHCĐ luôn bám sát đường lối chủ trương của các cấp quản lí, phối hợp với các tổ chức và nắm rõ tính chất đặc thù của trường THPT Nam Đàn 2. Từ thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây CBNGNLĐ và học sinh đã thực sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động trên
bộ của phụ nữ. Từ những kết quả đó, chúng tôi mạnh dạn trao đổi: “Một số giải pháp phối hợp của Ban chấp hành công đoàn với các tổ chức trong nhà trường nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tại trường THPT Nam Đàn 2”
Với mong muốn được trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ BCHCĐ trường học, góp phần hoàn thiện vai trò, trách nhiệm của BCHCĐ cơ sở. Trong đề tài này chúng tôi mạnh dạn nêu lên một số giải pháp đã áp dụng và có hiệu quả tại đơn vị. Coi đây là kinh nghiệm thực tế, rất mong được sự góp ý chân thành từ BCHCĐ các đơn vị, đồng nghiệp và các em học sinh.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phối hợp của Ban chấp hành công đoàn với các tổ chức trong nhà trường nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tại trường THPT Nam Đàn 2.
- Chia sẻ một số kinh nghiệm về công tác phối hợp có hiệu quả thông qua những việc làm cụ thể với mong muốn được trao đổi với bạn bè đồng nghiệp đặc biệt là đội ngũ CBCĐ trường học.
III. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và tổng kết một số giải pháp phối hợp của Ban chấp hành công đoàn với các tổ chức trong nhà trường nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tại trường THPT Nam Đàn 2.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn; Khảo sát thực tế; Thu thập thông tin; Phân tích dữ liệu; So sánh; Tổng hợp vv..
V. Điểm mới của đề tài
Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng tạo các văn bản chỉ đạo của cấp trên và đặc biệt phù hợp với thực tiễn nhà trường nên đã mang lại những đóng góp đáng kể hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tại trường THPT Nam Đàn 2 trong những năm qua.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
Tại Chỉ thị số 27/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 về tăng cường hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đã chỉ rõ: Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp phát triển đất nước. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ nước ta đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Các Bộ, ngành và địa phương đã có nhiều hoạt động tích cực để phát huy vai trò của phụ nữ, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch và chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ; xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách có liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách đối với phụ nữ. Tuy vậy, vẫn còn những yếu kém cần khắc phục: tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn còn trong suy nghĩ và hành động của không ít người; nhiều phụ nữ nghèo phải làm việc quá sức mà thu nhập thấp; tình trạng phụ nữ và trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài diễn biến phức tạp; không ít phụ nữ và trẻ em còn là nạn nhân của bạo lực. Bên cạnh đó, một số Bộ, ngành và địa phương chưa thật sự coi trọng và tạo điều kiện cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham gia.
Ngày 03/3/2021, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030 (kèm theo Nghị quyết số 28/NQ-CP), nhằm mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Tiếp tục quán triệt Nghị quyết 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Luật bình đẳng giới năm 2006, Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng ý nghĩa của phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong CNVCLĐ, những bài học kinh nghiệm, những gương điển hình của các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Lồng ghép phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” với phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”.
BCHCĐ có nhiệm vụ tham mưu, phối hợp với các tổ chức trong nhà trường về công tác xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ, về giới, bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ, công tác cán bộ nữ, dân số, sức khỏe sinh sản, gia đình, trẻ em; đại diện tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]