SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Phó hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non
- Mã tài liệu: BC4003 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1286 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lê Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hạnh Phúc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lê Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hạnh Phúc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Phó hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Nắm vững các nội dung, các hoạt động quản lý hoạt động chuyên môn trong trường mầm non.
2.3.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản chỉ đạo công tác quản lý hoạt động chuyên môn tại trường; xây dựng sơ đồ hệ thống trong quản lý chuyên môn, quản lý chương trình.
2.3.3. Tăng cường vai trò của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong việc quản lý hoạt động ND, CS và GD trẻ.
2.3.4. Quản lý kế hoạch, hoạt động chuyên môn của giáo viên.
2.3.5. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá giáo viên, đồng thời làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.
2.3.6. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên mầm non.
2.3.7. Kết hợp tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Bác Hồ kính yêu đã nói:
“ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”[1].
Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định: “Nhiệm vụ giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”[2]. Trên cơ sở đó, đặt ra yêu cầu cho sự phát triển giáo dục mầm non trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội của đất nước hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu trên cần có đội ngũ quản lý và giáo viên mầm non có chất lượng chuyên môn và đạo đức tốt.
Đội đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà trường và là lực lượng quyết định cho sự thành công của hoạt động chuyên môn. Năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm, uy tín của cá nhân của mỗi giáo viên có ảnh hưởng rất to lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như thương hiệu của trường đó. Uy tín của nhà trường luôn gắn liền với uy tín của các thầy cô giáo tài năng và tâm huyết với nghề. Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”[3]. Điều đó chứng tỏ rằng muốn có đội ngũ mạnh thì hoạt động chuyên môn của mỗi nhà trường phải luôn được chú trọng.
Chất lượng hoạt động chuyên môn của các nhà trường mầm non phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý của Phó hiệu trưởng (PHT). PHT là người quản lý về toàn bộ hoạt động chuyên môn của nhà trường; là hạt nhân chủ yếu để ứng dụng khoa học quản lý cải tiến các biện pháp quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của nhà trường. Người PHT có tinh thần trách nhiệm cao, biết quản lý toàn diện và khoa học, quản lý chuyên môn phù hợp, chặt chẽ và có biện pháp quản lý hữu hiệu sẽ quyết định nâng cao chất lượng chung của nhà trường.
Thực tế, trong những năm gần đây giáo dục mầm non (GDMN) đã chú trọng nhiều đến vấn đề chất lượng, nhưng chất lượng như yêu cầu mong muốn vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hạn chế ấy do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ PHT chưa có biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn hữu hiệu. Công tác quản lý chuyên môn đã thực hiện, nhưng quản lý chuyên môn theo kế hoạch hệ thống thì chưa làm được, vì vậy kết quả quản lý thực sự chưa cao. PHT mới chỉ chú ý đến việc kiểm tra, giám sát từng giáo viên, chưa chú trọng đến quản lý chuyên môn theo hệ thống phân cấp, theo tổ, nhóm nhất định, để giúp giáo viên tự đánh giá mình qua các hoạt động sinh hoạt tổ, dự giờ nhóm…
Bản thân là một Phó hiệu trưởng, xuất phát từ những yêu cầu về nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường, với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn, trong năm học ………., tôi đặt ra cho mình một nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu các giải pháp quản lý chuyên môn khoa học để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục (CS – GD) trẻ trong trường.
Vì vậy, tôi chọn đề tài:“Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Phó hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.” làm đề tài nghiên cứu đúc rút sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong năm học ………. 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài đề xuất một số giải pháp quản lý chuyên môn trong hoạt động CS-GD trẻ, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Với mục đích từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường, đáp ứng yêu cầu giáo dục Mầm non mới hiện nay. Dự kiến những kết quả nghiên cứu đề tài đạt được:
– Hệ thống một số ý kiến bổ sung cơ sở lý luận của đề tài.
– Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của PHT trong các năm học trước tại trường và thực trạng hoạt động quản lý chuyên môn của bản thân.
– Xác định được những bất cập và nguyên nhân tồn tại những khó khăn, hạn chế trong hoạt động quản lý chuyên môn của PHT.
– Thông qua đề tài rút ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chuyên môn của PHT tại nhà trường.
– Đề tài thành công không chỉ nâng cao chất lượng cho trường Mầm non Vĩnh Khang mà còn góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho ngành giáo dục tỉnh nhà.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là: Một số giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của phó Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường, tại trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý; Giáo viên; Trẻ các nhóm, lớp trong trường mầm non Vĩnh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Để có thêm cơ sở nghiên cứu đề tài mang tính thiết thực, ngoài việc nghiên cứu đánh giá thực trạnh tại trường, tôi còn tiến hành tìm hiểu tham khảo công tác quản lý của PHT một số trường mầm non trong huyện(trường mầm non Vĩnh Long, Mầm non Vĩnh Hòa, Mầm non Vĩnh Yên …).
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, liên quan đến quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn, đặc biệt là liên quan đến kiến thức chuyên môn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. ( Tài liệu chuyên đề hè năm ………., ………., ………., ………., ……….; Thông tư 17/2009/BGD&ĐT, Thông tư ………./TT- BGDĐT, Tạp chí Mầm non, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên…)
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
– Phương pháp khảo sát đánh giá thực trạng: Nhằm đánh giá thực trạng, thu thập thông tin để lấy số liệu thống kê về tình hình thực tế trước và sau khi áp dụng các biện pháp.
– Phương pháp thực hành trải nghiệm quản lý chỉ đạo: Thực hành thí điểm trên giáo viên, trẻ trong trường mầm non Vĩnh Khang thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động hàng ngày, khảo sát trên trẻ, tự đánh giá của giáo viên…
– Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: Nhằm tổng hợp các kinh nghiệm từ bản thân, đồng nghiệp, cán bộ quản lý các nhà trường trong quá trình nghiên cứu.
– Phương pháp đề xuất các giải pháp: Nhằm đưa ra các giải pháp, biện pháp để tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm tại đơn vị trường mầm non Vĩnh Khang thông qua giáo viên và trẻ.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận.
Quản lý hoạt động chuyên môn chính là điều khiển, chỉ đạo các hoạt động lao động sư phạm trong nhà trường, làm cho nó đi theo một quỹ đạo, vận hành nó một cách có khoa học, có kế hoạch, có tổ chức và luôn phải kiểm tra, giám sát, uốn nắn, sửa chữa kịp thời các sai sót và phát huy một cách tốt nhằm đạt mục tiêu đặt ra ban đầu. Các nhà quản lý giáo dục ở trường mầm non thông qua công tác quản lý chuyên môn có trách nhiệm phát huy hết tiềm năng của từng giáo viên và gắn kết họ lại nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Luật giáo dục 2005 nêu rõ vai trò trách nhiệm của mỗi cán bộ quản lý:
“ Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]