SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tích cực tham gia các hoạt động tại trường mầm non
- Mã tài liệu: BC4027 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 826 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Trần Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Xuân Thu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Trần Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Xuân Thu |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tích cực tham gia các hoạt động tại trường mầm non” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ phát huy tính tích cực .
Giải pháp 3. Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm ngoài lớp học tạo môi trường thân thiện, hấp dẫn.
Giải pháp 4. Xây dựng môi trường xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạo sự hợp tác, chia sẻ, tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ.
Giải pháp 5. Công tác phối hợp tuyên tuyền cho các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc – giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
a. Thuận lợi | |
b. Khó khăn | |
c. Kết quả khảo sát | |
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. | |
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ phát huy tính tích cực . | |
Giải pháp 3. Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm ngoài lớp học tạo môi trường thân thiện, hấp dẫn. | |
Giải pháp 4. Xây dựng môi trường xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạo sự hợp tác, chia sẻ, tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ. | |
Giải pháp 5. Công tác phối hợp tuyên tuyền cho các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc – giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục. | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
– Đối bản thân, phụ huynh và nhà trường | |
– Đối với giáo viên | |
– Đối với trẻ | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
– Kết luận | |
– Kiến nghị | |
* Tài liệu tham khảo | |
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại kể từ khi vào ngành đến nay |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”
Thật vậy! Ở lứa tuổi này trẻ vốn có một tiềm lực mạnh mẽ nếu được giáo dục nuôi dưỡng chăm sóc tốt, các cháu sẽ sớm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, kỹ năng xã hội một cách đúng hướng. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong thời đại của nền văn minh trí tuệ cao. Giáo dục mầm non đang có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới chung của ngành giáo dục. Dưới ánh sáng của nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế”.
Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Để có thể mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo.
Vì vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong trường mầm non. Quan điểm này, định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non [1]
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và ấm cúng, trình bày đẹp mắt, hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi” trẻ có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên. Môi trường giáo dục gồm có hai bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là: Môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong nhà và ngoài trời có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi… Môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách, hay nói cách khác môi trường xã hội chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, nó được tạo ra trong quá trình tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ diễn ra trong quá trình thực hiện các.
Vì thế, đối với trẻ mầm non, việc thiết lập, xây dựng và khai thác có hiệu quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.
Trong thực tiễn chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã được tổ chức thực hiện trong những năm qua tại các trường mầm non nói chung, trường mầm non Nga Thái nói riêng đã được Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn chỉ đạo thực hiện và bước đầu thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên việc tổ chức xây dựng môi trường hoạt động chưa được đầu tư cơ bản mà chỉ chuyển biến về hình thức, chưa thực sự có chiều sâu như: Đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường hoạt động nhưng môi trường hoạt động của trẻ chưa phong phú còn mang tính áp đặt. Chưa huy động được nhiều kinh phí để mua sắm bổ sung các trang thiết bị cần thiết bổ sung cho các khu vực hoạt động. Cách bố trí sắp xếp, đồ dùng, đồ chơi chưa linh hoạt, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, hiệu quả tổ chức trong các hoạt động giáo dục chưa cao. Trẻ chưa thực sự tích cực hoạt động và hoạt động sáng tạo trong các góc hoạt động.
Là một giáo viên mầm non tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức và thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đặc biệt là nội dung “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đó chính là động lực thôi thúc tôi tìm tòi ra “Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia các hoạt động tại trường mầm non Nga Thái”. Đó cũng chính là đề tài tôi chọn cho sáng kiến kinh nghiệm của mình năm học ……….
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Nga Thái. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực chủ động tham gia các hoạt động, nâng cao khả năng phát triển nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ vào lớp 1, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Đồng thời tạo môi trường hoạt động tốt cho trẻ khám phá, thực hành trải nghiệm, phát triển khả năng sáng tạo, hình thành ở trẻ tình yêu thương gần gũi của trẻ đối với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra thực tế thu thập thông tin, tôi đã tiến hành khảo sát hoạt động của 38 trẻ nhóm tôi phụ trách tại trường mầm non Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa để nắm bắt được kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ của trẻ đối với môi trường mà trẻ đang hoạt động.
– Phương pháp thực nghiệm khoa học: Sau khi điều tra phân tích kết quả trên trẻ tôi đã tiến hành áp dụng biện pháp mà tôi cho là khả quan để giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua việc tạo môi trường.
– Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu trong chương trình giáo dục là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [3].
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. [4]
Trong nhà trường môi trường giáo dục bao gồm tổng hòa các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian đất đai, vị trí địa lý, hệ sinh thái tự nhiên. Môi trường kiến tạo như: Các công trình nhà làm việc, bếp ăn, lớp học, sân chơi, khu vệ sinh, vườn hoa, cây cảnh…
Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đây là giai đoạn cuối trẻ học mẫu giáo và chuẩn bị vào lớp 1. Ở lứa tuổi này, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý riêng rất phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên giáo dục chăm sóc riêng phù hợp theo từng lứa tuổi. [5].
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ, có tính quyết định của môi trường xung quanh. Việc tạo được môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ hoạt động sẽ là phương tiện, là điệu kiện phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Có được môi trường giáo dục tốt sẽ thu hút được sự quan tâm, chú ý, tham gia của các bậc phụ huynh, sự đóng góp của cộng đồng xã hội để đạt được kết quả mong đợi của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kỳ phát triển.
Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn ……….đã được sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Nga Sơn tổ chức triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ giáo viên các trường mầm non trong huyện. Thể hiện qua các văn bản như: Kế hoạch số 237/SGDĐT-GDMN ngày ……….; Công văn số 335/SGDĐT-GDMN ngày ……….của Sở Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học ……….; Kế hoạch số 2446/KH-SGDĐT-GDMN ngày ……….của Sở Giáo dục và đào tạo; Kế hoạch số 05/KH-GD&ĐT ngày ……….của
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]