SKKN Một số kĩ năng cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp trong dạy học Ngữ Văn 7

Giá:
50.000 đ
Môn: Ngữ Văn
Lớp: 7
Bộ sách:
Lượt xem: 684
Lượt tải: 5
Số trang: 16
Tác giả: Phạm Thị Hồng Hà
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THCS Hậu Giang
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 16
Tác giả: Phạm Thị Hồng Hà
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THCS Hậu Giang
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kĩ năng cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp trong dạy học Ngữ Văn 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Giải pháp 1: Tìm hiểu nhịp điệu trong thơ và vai trò, ý nghĩa nhịp điệu trong thơ trữ tình, tính chất của từng nhịp thơ
Giải pháp 2: Vận dụng kĩ năng cảm nhận thơ qua cách ngắt nhịp vào bài dạy cụ thể

Mô tả sản phẩm

PHẦN I

  1. Mở đầu

1.1. Lí do chọn đề tài

Thơ là một công trình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ, là hình thức sáng tác văn học phản ánh đời sống của con người, xã hội thông qua những hình tượng nghệ thuật thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Trong dòng chảy của thơ, con người được đắm chìm mình trong tình cảm của nhà thơ và của chính mình. Thơ thấm vào lòng người bởi những cảm xúc trực tiếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo.

Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là tính trữ tình. Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Trong đó thơ trữ tình là một hình thái nghệ thuật đặc biệt. Cảm xúc, tâm trạng của tác giả có thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ thống từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ … 

Nội dung trữ tình luôn là cái đích cuối cùng phải vươn tới của quá trình sáng tác cũng như cảm thụ, phân tích thơ. Nắm được những đặc điểm này, người đọc, người nghe và đặc biệt người học phải biết khai thác, tìm hiểu những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm thơ. Một trong những yếu tố góp phần để học sinh cảm thụ đúng, cảm thụ hay và cảm thụ một cách sâu sắc giá trị nội dung, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm thơ chính là biết ngắt nhịp đúng câu thơ. Bởi từ cách ngắt nhịp ấy học sinh sẽ hình dung và cảm nhận được giọng thơ, cảm xúc và tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Để làm được điều đó trong quá trình tổ chức học sinh cảm thụ tác phẩm thơ, cùng với những câu hỏi định hướng để học sinh cảm thụ về mặt ngôn ngữ, hình ảnh thơ, giáo viên còn có những câu hỏi định hướng về cách ngắt nhịp thơ. Thế nhưng đa số học sinh lại xem nhẹ về tìm hiểu khai thác giá trị của nhịp thơ, điều đó được thể hiện trong bài viết của học sinh thiếu hẳn lời bình về nhịp thơ, giọng thơ, nên bài viết cảm thụ sẽ thiếu ý và không sâu sắc. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình giảng dạy thơ là phải tổ chức để học sinh tìm hiểu, nhận thức sâu về giá trị của nhịp thơ, giọng thơ trong tác phẩm mà mình đang cảm thụ.

Hơn nữa chương trình Ngữ văn THCS có rất nhiều tác phẩm thơ (chiếm hơn 50% trong phân môn văn). Trong quá trình giảng dạy ngoài việc thực hiện nghiêm túc, triệt để nội dung chương trình như đã quy định, người dạy luôn muốn bài học, môn học không chỉ đạt yêu cầu đơn thuần mà còn đạt ở mức độ “tròn trịa”. Hiểu được vai trò quan trọng của cách ngắt nhịp trong quá trình cảm thụ tác phẩm thơ tôi băn khoăn trăn trở làm sao để học sinh cảm nhận hết được cái hay, cảm xúc của của tác giả từ tác phẩm bằng một số biện pháp giúp học sinh biết cách cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp. Sau khi thực hiện tôi nhận thấy trong quá trình cảm thụ, học sinh đã đề cập đến vấn đề này và xem đó là điều kiện cần thiết, quan trọng không thể thiếu trong quá trình tạo lập văn bản biểu cảm. Từ đó bài viết của học sinh thực sự tinh tế hơn, ý văn hay hơn và sâu sắc hơn.  

Vì vậy tôi mạnh dạn chọn  đề tài “Một số kĩ năng cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp trong dạy học Ngữ Văn 7 cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm” để giúp người dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy thơ trữ tình. 

  1. Mục đích nghiên cứu

Giúp các em tiếp cận tốt hơn với các tác phẩm thơ.

Giúp các em học sinh thực sự cảm nhận được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

Đối với đề tài sáng kiến này tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở vấn đề: “Một số kĩ năng cảm thụ thơ qua cách ngắt nhịp trong dạy học Ngữ Văn 7 cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm”

Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp các em tiếp cận tốt hơn và hiểu một cách sâu sắc về giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ . Những biện pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi các tác phẩm thơ thuộc Ngữ văn trung học cơ sở.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

– Khảo sát thực tế các giờ dạy của bản thân và đồng nghiệp.

– Đi sâu tìm hiểu thi pháp thơ.

– Phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các tác giả, tác phẩm thơ trong và ngoài chương trình phổ thông.

  1. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trong từ điển văn học nói có nêu: Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. 

Nói về nhịp điệu trong thơ Maiacopxki từng nói: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lực cơ bản của câu thơ”. Nhịp điệu trong thơ là kết quả của sự chuyển động nhịp nhàng và sự lặp lại đều đặn những âm thanh trong bài thơ. Nhịp điệu không thuần tuý là những ngân vang bên ngoài đi kèm theo ý thơ mà có lúc như thoát ra thơ, nó vừa có cái gì xác định cụ thể, lại vừa như mơ hồ, mơ hồ xa xôi. Nó vừa là âm thanh điểm nhịp đều đặn như tiếng chuông quả lắc đồng hồ lại vừa là nhịp vang vọng, âm thanh trong trái tim mỗi người nghe, người đọc. Nhịp điệu trong thơ toát ra từ âm hưởng của bài thơ, phụ thuộc vào độ dài, ngắn của câu thơ và chỗ ngừng ngắt, độ mạnh, nhẹ của từng từ thông qua giọng điệu của người đọc và cường độ cảm xúc của người nghe.

Nhịp điệu có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thơ trữ tình. nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình không thể không chú ý đến phân tích nhịp điệu.

Ví dụ : Trong câu thơ của Nguyễn Du

“Người lên ngựa/ kẻ chia bào

             Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”.

                                                                                 (Truyện Kiều)

           Câu thơ đầu vỡ ra làm hai mảnh tương ứng với hai nhịp thơ. Hai nhịp ấy được tạo ra nhờ biện pháp tiểu đối. Cấu trúc câu thơ đối xứng. Mỗi hành động  và tâm trạng của nhân vật gói gọn trong một nhịp. Nhịp thứ nhất diễn tả hành động vội vã, thái độ dứt khoát của người lên ngựa. Nhịp thứ hai ứng với tâm trạng luyến tiếc của người tiễn đưa. Kiều vừa buông áo, bóng Thúc Sinh vèo qua trên lưng ngựa. Nhịp đôi của câu thơ trở thành  biểu trưng của hai vùng trời. Vùng trời của người ở lại thoắt nhuộm màu ảm đạm. Vùng trời của kẻ đi cứ mở ra mênh mông vô tận. Tóm lại lượng nghĩa bổ sung của nhịp thơ  khá lớn so với ý nghĩa từ vựng của từ.

Hay khi đọc tìm hiểu bài thơ “Khóc Dương Khuê” Của Nguyễn Khuyến  hai câu thơ sau đây:      

Bác Dương/ thôi/ đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

                    Câu thơ đầu có nhịp điệu 2-1- 3. Cấu trúc nhịp lẻ, rời rạc như vậy thích hợp với việc diễn tả sự ra đi đột ngột của con người. Hai tiếng “Bác Dương” tạo thành một nhịp, tựa như một lời thốt lên bàng hoàng, đau đớn của nhà thơ. Đây là tiếng gọi bạn trong niềm xúc động thành kính. Từ “thôi” đứng một mình tạo thành nhịp thứ hai. Đấy là tiếng nấc nghẹn khi chủ thể trữ tình gọi bạn. Nhịp thứ nhất gợi về hình ảnh bạn, đến nhịp hai hình ảnh ấy vụt đi, cảm thức cô đơn bắt đầu hiện hữu. Nhịp thứ ba bắt đầu bằng từ “đã ”nhấn mạnh thêm sự xa cách về thời gian của Nguyễn Khuyến với bạn. Dẫu tha thiết muốn gặp nhưng nhà thơ không thể thay đổi được thực tế bạn mất. Câu thứ hai ngắt nhịp cân đối, vừa biểu đạt  trạng thái tâm hồn  con người, vừa gợi ra sự trống vắng của thiên nhiên đất trời. Nhịp thứ nhất hình tượng hoá không gian bên ngoài, nhịp thứ hai cụ thể hoá không gian nội tâm…

           Nhịp điệu trong thơ linh hoạt hơn nhịp điệu trong nhạc. Bởi nhịp điệu trong thơ không những phụ thuộc vào sự sắp xếp âm thanh từ ngữ trong bài thơ mà còn phụ thuộc vào cảm xúc và giọng điệu của người đọc cũng như sự tiếp nhận và rung động của người nghe.

           Nhịp thơ chính là bản điện đồ nhịp sống và nhịp tâm hồn nên tính tương

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường THCS
8
Tiếng Anh
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)