SKKN Một số kinh nghiệm dạy học Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
- Mã tài liệu: BM2019 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 478 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy học Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh.
2.3.2. Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc
2.3.3. Phát triển khả năng đọc diễn cảm của học sinh trong khâu luyện đọc lại
2.3.4. Xây dựng không khí học tập hào hứng, tích cực cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi học tập.
2.3.5. Giới thiệu một số hình thức đổi mới trong dạy học Tập đọc lớp 2.
2.3.6. Thiết kế bài học Tập đọc theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và thể nghiệm dạy học.
2.3.7. Dạy thực nghiệm
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Các quốc gia trên thế giới đều có chung quan điểm “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Ở Việt Nam chúng ta, Đảng và Nhà cũng đã xác định: “Giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai” (Văn kiện Hội nghị TW4, khoá VII), “con người được giáo dục tốt và biết cách tự giáo dục là động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững đất nước” và “Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đào tạo người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” (Điều 66, Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013). Điều này chứng tỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) rất được coi trọng.
Hiện nay, chúng ta đang bước vào nền “văn minh trí tuệ”- một nền văn minh mà công nghệ thông tin, tri thức chiếm ưu thế thì con người-sản phẩm của giáo dục càng được coi trọng. Đó là những “con người Việt Nam đang phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020). Với bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân thì mục tiêu, nhiệm vụ được quy định “giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên xã hội, con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật”. “Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh”.
Những mục tiêu và nhiệm vụ trên yêu cầu giáo dục phải chuyển biến một cách toàn diện để đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay. Và một trong những phương pháp quan trọng để thúc đẩy sự chuyển biến này là phải đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chương do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành chung cho cả nước. Cùng với việc thực hiện chương trình, việc đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi động ở tất cả các môn học, tiết học. Một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học cũng đang chuyển mình đó là môn Tiếng Việt. Không chỉ là môn khoa học như các môn học khác, môn Tiếng Việt còn là môn học công cụ, là môn học nhằm hướng dẫn cách sử dụng, cách dùng Tiếng Việt, có kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết thì học sinh mới có thể học tốt các môn khác. Trong đó phân môn “Tập đọc” có thể coi là môn tâm điểm vì phân môn này góp phần rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em.
Qua thực tế dạy học, khi tiếp cận với sách giáo khoa, sử dụng sách giáo khoa và thực hiện dạy-học một số bài tập đọc theo phiên bản mới, nhiều giáo viên có phần lúng túng, khó khăn. Đặc biệt là những bài Tập đọc được dịch từ tác phẩm nước ngoài, có những bài khi chia đoạn, chia phần chỉ ở mức độ tương đối, có đoạn tương đối dài, có đoạn lại chỉ có một câu. Có những bài Tập đọc có số lượng nhân vật trong tác phẩm nhiều, đọc diễn cảm tương đối khó. Hay có những bài Tập đọc khi nói về nội dung chính thì không thể tóm tắt bằng một câu ngắn gọn mà phải diễn đạt bằng một số câu văn dài hơn mới diễn tả được hết ý được. Điều này cũng có phần khó khăn cho cả người dạy và người học.
Để tránh những lúng túng và khó khăn trong dạy-học phân môn Tập đọc; giúp người dạy, người học tiếp cận dễ dàng với toàn bộ chương trình tiểu học; dạy và học sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tôi đã lựa chọn phân môn Tập đọc – môn học tạo đà cho mọi môn học với đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học” .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở thực trạng đang còn những lúng túng và khó khăn trong dạy- học phân môn Tập đọc, đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học Tập đọc lớp 2 nhằm góp phần tích cực vào việc giúp người dạy, người học tiếp cận dễ dàng hơn với môn học. Đồng thời, qua đó góp phần nâng cao chất lượng bài học Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, các bài tập đọc cụ thể trong chương trình của lớp, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tập đọc ở lớp 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình viết SKKN, tác giả đã sử dụng các phương pháp như:
– Khảo sát, điều tra đối tượng
– Phân tích, đối chiếu số liệu
– Thảo luận
– Thực nghiệm, thực hành
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học thường hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, khám phá, thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú của mình.
Dạy tập đọc cho học sinh tiểu học, đặc biệt ở các lớp đầu cấp là bước đầu đem đến sự vận động khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ đem đến những tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật cho tâm hồn trẻ; rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức hành động đúng cho trẻ, định hướng con đường phát triển, hình thành nhân cách trẻ; phát triển khả năng học tập các môn học khác, là điều kiện phát triển toàn diện học sinh tiểu học.
2.1.2 Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc
Dạy tập đọc cho học sinh tiểu học là dạy học sinh biết đọc đúng: tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc; biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp nghĩa là học sinh biết đọc đúng chuẩn ngôn ngữ và biết cảm thụ văn học.
Nghiên cứu về ngôn ngữ ta thấy vấn đề ngữ nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là yếu tố then chốt trong quá trình dạy học tập đọc. Nghĩa của từ trong văn cảnh, nghĩa của câu, đoạn, bài văn khái quát lên nó là ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Làm sao để học sinh tiếp nhận ý nghĩa ấy một cách tự nhiên, có cảm xúc, có sự cảm nhận đúng-sai, tốt-xấu để các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn học phát triển tâm hồn phong phú.
2.1.3. Khảo sát tài liệu dạy-học phân môn Tập đọc lớp 2
a. Tài liệu học tập của học sinh
* Quan điểm biên soạn Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2
– Quan điểm giao tiếp: Để thực hiện mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường của lứa tuổi”. Môn Tiếng Việt cấp tiểu học lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện là nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Trong đó phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói.
– Quan điểm tích hợp: Tích hợp theo chiều ngang (các mảng kiến thức sắp xếp theo nguyên tắc đồng quy) và tích hợp theo chiều dọc.
– Quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh: ở đây giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ hết mình và được phát triển.
* Cấu trúc Sách giáo khoa Tiếng Việt 2
Sách được xây dựng theo hai trục là chủ điểm và kỹ năng, trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn, còn kỹ năng được lấy làm khung cho từng tuần, từng đơn vị học.
* Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 có nhiều ưu điểm
– Trình bày khoa học: kênh chữ rõ ràng, ngắn gọn; kênh hình chiếm khối lượng lớn, rõ nét, hình ảnh phong phú, màu sắc đẹp, hấp dẫn.
– Nội dung các bài đọc mang tính thiết thực, gần gũi, tính hướng dẫn giao tiếp rõ rệt; chứa đựng tình cảm, cuốn hút.
– Hình thức diễn đạt trong sáng, ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Học sinh dễ hiểu, dễ cảm nhận và xúc động. Ý nghĩa giáo dục dễ dàng đi sâu vào tâm hồn trẻ thơ một cách nhẹ nhàng, sâu sắc.
– Câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài là các yêu cầu tái hiện hay đang gợi mở, bộc lộ ý kiến cá nhân giúp học sinh tiếp cận và thâm nhập bài đọc từ dễ đến khó; từ nhắc lại, nhớ lại đến tư duy độc lập, sáng tạo để có ý thức, có hành động đúng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]