SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất – Địa lí 6
- Mã tài liệu: BM6035 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 978 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Minh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Minh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất – Địa lí 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Xác định rõ ràng, tổng thể về mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài học từ đó thiết kế phạm vi tích hợp liên môn trong dạy học
Chuẩn bị đầy đủ, hợp lý về thiết bị dạy học, học liệu trong quá trình thiết kế và thực hiện bài học
Xác định rõ ràng các hoạt động, nội dung của các hoạt động dạy học và tiến trình dạy học của các hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của nội lực và ngoại lực (10 phút)
Hoạt động 3: Núi lửa và động đất (10 phút)
Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố (10 phút)
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Không những thông tin ngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức học được trong việc xử lý các tình huống của đời sống thực tế.
Nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã tạo một luồng sinh khí mới trong dạy và học các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Trong những năm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn các môn học như Hóa – Lý, Ngữ văn – Địa lý…..giúp học sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học trong bài.
Vì vậy, chương trình SGK cũng đã được xây dựng dựa trên quan điểm: Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức, nội dung chương trình biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Việc tích hợp liên môn trong giảng dạy là một trong những phương pháp giảng dạy mới đáp ứng được mục tiêu mới của giáo dục đề ra.
Đối với môn Địa lý mục tiêu giáo dục là phát triển tư duy logic, kỹ năng tính toán, vận dụng vào cuộc sống luôn được xác định là quan trọng nhất. Với đặc thù là một môn khoa học tự nhiên mà tri thức vừa mang tính cụ thể, vừa gắn với thực tiễn. Đồng thời cũng là một môn học hình thành các kỹ năng sống cho học sinh. Kiến thức bộ môn cũng có liên quan đến kiến thức của nhiều môn học, vì vậy một trong những phương pháp giảng dạy bộ môn hiệu quả đó là tích hợp liên môn trong quá trình dạy học.
Nhìn chung, các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, thấy rõ tác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong giảng dạy bộ môn Địa lí. Việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lại kết quả, các giờ học trở nên sống động hơn với những hiện tượng vật lí, hóa học, sinh học, kiến thức Ngữ văn và hiểu biết xã hội…. Vì thế các vấn đề bài học trong môn Đại lý được cụ thể hóa sinh động, trực quan qua những hình ảnh mà học sinh được quan sát. Từ đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong môn Địa lý ở nhiều khía cạnh, nhiều giác quan. Điều này đã thúc đẩy các em học tập tích cực hơn, có nhận thức rõ ràng và từ đó có thái độ đúng đắn, hành vi phù hợp.
Cũng chính vì lí do đó, tôi cố gắng tìm hiểu và quyết định thực hiện việc tích hợp các môn Vật Lý, Ngữ văn, Hóa học, Sinh học và Hiểu biết Xã hội vào giảng dạy bài “Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất” (Địa lí 6) một cách thành công, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất– Địa lí 6”. Để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp đang giảng dạy môn Địa lý nói chung và dạy ở trường trung học cơ sở Cẩm Qúy nói riêng, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Mục đích nghiên cứu:
Để thấy được rõ ràng hơn về mục đích và ý nghĩa của Dạy học tích hợp – liên môn. Để cả giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa và sự cần thiết trong quá trình tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình dạy học.
Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái thứ yếu: Do dự tính được những điều cần thiết cho học sinh.
Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học với thực
hành.
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong bài “Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất– Địa lí 6 ở trường THCS Cẩm Quý.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp dạy học gợi mở – vấn đáp
+ Phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
+ Phương pháp dạy học trực quan.
+ Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành.
+ Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
Nghiên cứu tài liệu trên mạng Intenet và quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi khi dạy học sinh. Sau đó sử dụng thống kê để sử lý số liệu thu được và rút kinh nghiệm.
Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp yêu cầu giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của từng phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng loại. Từ đó giúp hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Giáo dục công dân… Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác.
So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn không có nhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học bởi, cho dù dạy học liên môn hay đơn môn thì đều đòi hỏi chúng ta phải tổ chức các hoạt động dạy học một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, tăng khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đối với việc dạy học một chủ đề thì liên môn hay đơn môn đều cần phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy nó bao gồm cả ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Sự khác biệt chủ yếu là chỉ ở nội dung của chủ đề Dạy học đơn môn, đề cập đến kiến thức thuộc một môn học, dạy học liên môn đề cập đến kiến thức thuộc nhiều môn học “liên quan”, do vậy nếu ở các nội dung có tiềm năng dạy học tích hợp liên môn mà chúng ta tổ chức dạy học tích hợp liên môn hợp lí thì
cả học sinh và giáo viên đều có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu của đổi mới giáo dục theo xu thế giáo dục hiện đại.
Hệ thống khoa học Địa lí là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và sản xuất và các thành phần của chúng, chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Hệ thống khoa học Địa lí bao gồm hai nhóm khoa học lớn là nhóm khoa học Địa lí tự nhiên và nhóm khoa học Địa lí kinh tế, xã hội. Giữa Địa lí học và các khoa học khác có những mối quan hệ rất mật thiết như: Địa lí tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với toán học, vật lý học, hóa học và sinh học; Địa lí kinh tế xã hội có quan hệ chặt chẽ với Sinh học, kinh tế chính trị học, Văn học và với nhiều môn kỹ thuật khác. Như vậy trong Địa lí có các khoa học khác cũng như trong khoa học khác có Địa lí.
Sử dụng kiến thức liên môn là một yêu cầu cần thiết trong dạy học ở các trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng.Được coi là một nguồn kiến thức quan trọng giúp HS hiểu sâu kiến thức Địa lí góp phần gây hứng thú học tập cho HS nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí. đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức các môn học khác và ngược lại. Kiến thức liên môn còn giúp HS tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu kiến thức Địa lí và gây được hứng thú học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Từ phía chương trình sách giáo khoa của môn Địa lí hiện nay: Được viết theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học “liên quan”, giữa các cấp học, các lớp học, nên khi tiến hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn nhưng thực hiện không có hiệu quả cao hoặc không thực hiện được. Mặc dù còn khó khăn, song từ thực trạng trên tôi thấy mỗi giáo viên Địa li cần dạy học theo hướng tích hợp liên môn. Cần có giải pháp dạy học tích hợp liên môn như thế nào để đào tạo được thế hệ học sinh không chỉ biết có kiến thức “hàn lâm” mà cần có năng lực vận dung kiến thức đã hoc giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
* Từ phía đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò , tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
Phần lớn GV đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên kiến thức các môn “liên quan” còn nhiều hạn chế.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]