SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái
- Mã tài liệu: BC4021 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 943 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Hà Thị Oanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thủy Tiên |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Hà Thị Oanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thủy Tiên |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường làm quen chữ cái phong phú và hấp dẫn.
2.3.2. Biện pháp 2: Vận dụng đồ dùng trực quan qua các trò chơi chữ cái sáng tạo.
2.3.3. Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức tiết học
2.3.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi
2.3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh
2.3.6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ của chúng ta đã dạy “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta cần phải giữ gìn nó”.
Đối với trẻ mầm non đang tuổi học ăn, học nói, ngôn ngữ bắt đầu được hình thành. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi và giao tiếp trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy việc dạy trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trẻ nói mạch lạc, rõ ràng và được làm quen với chữ viết Tiếng Việt để chuẩn bị sẵn sàng bước vào lớp 1 là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Trẻ 5 – 6 tuổi ngôn ngữ đang trên đà phát triển, trẻ không chỉ sử dụng ngôn ngữ nói hàng ngày để giao tiếp mà các kỹ năng tiền biết đọc, biết viết là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ có tâm thế vững vàng bước vào lớp 1. Trẻ muốn biết đọc, biết viết thì bước đầu tiên trẻ phải được làm quen với những chữ cái thật đơn giản trong chương trình học mầm non. Bộ môn làm quen chữ cái chính là điều kiện tiên quyết giúp trẻ học tốt môn Tiếng Việt sau này ở trường phổ thông. Bởi qua môn học này trẻ được tiếp xúc với môi trường chữ viết, nhận biết, phát âm 29 chữ cái, tập tô các nét chữ theo đúng quy trình và tham gia các trò chơi chữ cái. Từ đó không những giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc, tiền viết mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm… góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Đây là nền tảng, là chìa khóa đầu tiên mở cánh cửa để trẻ bước vào thế giới tri thức của nhân loại.
Chính vì vậy để trẻ học tốt chương trình tiểu học, khi chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học phải đảm bảo tính kế thừa, tính khoa học và thống nhất. Những kiến thức truyền đạt cho trẻ 5 – 6 tuổi cần phải chính xác nhưng không dập khuôn, máy móc và được củng cố mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị thay đổi đột ngột khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non sang hoạt động học tập ở các cấp học sau này.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của môn làm quen với chữ cái chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng như tạo tiền đề để trẻ bước vào tiểu học được thuận lợi và dễ dàng. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái” để nghiên cứu trong năm học ……….
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng tiếp thu của trẻ về bộ môn làm quen với chữ cái trên cơ sở đó tìm ra một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đạt kết quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các cháu mẫu giáo 5-6 tuổi học tại trường Mầm non Ba Đình do tôi trực tiếp giảng dạy
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở của chương trình các môn học giáo dục mầm non nói chung, đặc biệt là môn làm quen chữ cái nói riêng. Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu và thực hiện giảng dạy tại lớp, tôi đã đưa ra các phương pháp sau:
– Phương pháp dùng lời
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp trực quan
– Phương pháp thực hành luyện tập
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, chữ viết được hình thành và bắt nguồn từ 29 chữ cái tiếng việt, sau đó tạo thành âm, vần, từ, câu đơn, câu ghép. Nhờ có chữ viết mà con người giao tiếp trao đổi thông tin với nhau và lưu giữ được những dòng nhật kí, những bài hát hay, những tác phẩm văn học…Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Để trẻ không ngạc nhiên, bỡ ngỡ khi tiếp cận với môn Tiếng việt ở lớp 1 thì việc tạo tiền đề ngôn ngữ tiếng việt ngay từ tuổi mẫu giáo cho trẻ rất quan trọng. Chính vì vậy việc dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái rất cần thiết và không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non. Bởi hoạt động làm quen với chữ cái là một bộ phận giúp trẻ phát triển ngữ đồng thời phát triển năng lực và những kĩ năng cần thiết cho việc học môn Tiếng việt sau này của trẻ. Cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Qua bộ môn làm quen với chữ cái, trẻ được làm quen với 29 chữ cái, được rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm và hiểu ngôn ngữ tiếng việt. Những chữ cái ngộ nghĩnh sẽ là tiền đề đầu tiên để trẻ thực hiện việc ghép các chữ cái với nhau tạo nên từ mang ý nghĩa độc lập. Từ đó cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh cho trẻ, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết. Trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này. Do đó khi tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái ngộ nghĩnh mà trẻ chưa từng được tiếp cận cần phải thực hiện phương pháp giáo dục phù hợp, linh hoạt và sáng tạo để hình thành những kỹ năng tiền biết đọc, biết viết, giúp trẻ có kiến thức vững vàng đảm bảo hành trang cho trẻ tự tin khi bước vào trường tiểu học.
2.2. Thực trạng vấn đề
Năm học ………tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi với tổng số là 37 cháu, trong đó 20 cháu nam, 17 cháu nữ. Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã có được những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi
– Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn đã dự giờ, thăm lớp, góp ý giúp tôi nâng cao chất lượng giờ dạy, đặc biệt là bộ môn làm quen với chữ cái.
– Lớp học rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ môn học đầy đủ.
– Bàn ghế mới, đẹp, đầy đủ và đúng qui cách.
– Các cháu ngoan ngoãn, sức khỏe tốt, đi học đều, cháu hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ cái.
– Bản thân được tham gia học các lớp chuyên đề do ngành tổ chức và thường xuyên được tham gia các buổi thao giảng, thi giáo viên giỏi các cấp, học bồi dưỡng thường xuyên và học hỏi chị em đồng nghiệp, nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn.
– Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của trẻ, đặc biệt là môn học làm quen chữ cái.
- Khó khăn
– Một số trẻ còn nhút nhát, nói ngọng, nói lắp nên phát âm không chuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng môn học làm quen với chữ cái.
– Một số phụ huynh chưa hiểu hết về môn học và đôi khi còn đặt yêu cầu cao đối với trẻ là phải biết đọc, biết viết các chữ ghép.
– Một số trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi và 4 – 5 tuổi nên trẻ làm quen với bộ môn chữ cái còn khó khăn.
- Kết quả thực trạng
Vào đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát thực trạng để nắm được khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng của trẻ để lên kế hoạch có những biện pháp cụ thể giúp trẻ học tốt bộ môn làm quen với chữ cái.
Kết quả cho thấy như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]