SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy để thực hiện tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD ở Lớp 6
- Mã tài liệu: BM6043 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 733 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Dương Nội |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Dương Nội |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy để thực hiện tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD ở Lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Sử dụng đồ dùng trực quan.
-Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là PPDH sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
– Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử
2.3.2.Giải pháp thứ hai: Sưu tầm những câu chuyện kể về Bác.
2.3.3.Phương pháp tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào một bài cụ thể. Bài 4: “Lễ độ” (Tiết PPCT 5).
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu.
1.1 Lý do chọn đề tài
Môn GDCD trong nhà trường nói chung và ở nhà trường THCS nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định, trong đó môn học GDCD có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, lý tưởng, niềm tin đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, lối sống, mà chính những cái đó làm nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn cho thế hệ trẻ, giúp cho học sinh có thể sống hòa nhập trong xã hội với tư cách là một công dân thực thụ, đầy năng động và sáng tạo, có đủ bản lĩnh để sống trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.
Mặt khác, qua môn học GDCD, học sinh hiểu những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và có khả năng thực hiện đúng đắn những quy định của pháp luật.
Thực tiễn dạy học môn GDCD hiện nay trong các nhà trường THCS còn nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả giáo dục của môn học còn thấp. Việc dạy học còn mang tính thụ động, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, chưa tạo được hứng thú và niềm đam mê của học sinh với môn học. Hiệu quả của việc dạy và học của môn học chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của môn học. Điều đó được thể hiện ở chỗ giờ học còn diễn ra khô khăn, nghèo nàn về phương pháp, chưa sinh động,chưa đưa nhiều câu chuyện kể về những tấm gương sống chuẩn mực đạo đức, chưa sinh động trong các câu chuyện kể. Trong giờ học, học sinh rất ít được hoạt động, ít có cơ hội tìm tòi, khám phá, chủ yếu là nghe giảng một cách thụ động. Bên cạnh đó từ trước tới nay môn GDCD chưa được coi trọng trong quan niệm của nhiều người trong đó có cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ kết quả học tập như thế nào cũng không quan trọng lắm, vì vậy cũng không quan tâm nhiều và chưa chú ý động viên con em mình tích cực học tập. Vì vậy, môn GDCD chưa có được vị trí, vai trò xứng đáng cần phải có trong nhà trường.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD trong nhà trường THCS, được tiếp xúc gần gũi với đối tượng học sinh , hiểu rõ hơn về thực trạng dạy và học môn GDCD hiện nay, đặc biệt là đối tượng học sinh vùng đặc biệt khó khăn vùng 135 còn nhiều hạn chế, học sinh đang còn nhút nhát, rụt rè, tiếp thu đang còn chậm, thì việc nghiên cứu tìm tòi để nâng cao hiệu quả cho môn học trong nhà trường là một vấn đề trăn trở và cấp thiết. Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế .Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ chính trị, kế hoạch số 03- KH/ TW ngày 01/07/2011 của ban bí thư Trung ương khóa XI, hướng dẫn “ Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ chính trị về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”
Như vậy, việc tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn học là một vấn đề cần thiết trong việc giáo dục học sinh. Đây cũng là một vấn đề đã được các cấp, các ban ngành quan tâm trong việc học tập, giáo dục nhân cách người học thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, đối với ngành giáo dục thì việc tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Bởi vì giai đoạn này với lứa tuổi học sinh bậc THCS đang có sự phát triển, thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, nên có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển đúng đắn về nhân cách của con người mới sau này và đây là sẽ lực lượng hùng hậu, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng quyết định đến sự phát triển của đất nước. Trong quá trình giảng dạy trên lớp thông qua những câu chuyện kể về Bác trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc trong qua hệ với mọi người… sẽ làm cho lớp học sôi nổi, học sinh sẽ có hứng thú học tập hơn từ đó kết quả dạy và học sẽ được nâng cao hơn.
Trăn trở trước thực trạng học sinh từ chỗ khó tiếp cận môn Giáo dục công dân, dẫn đến không yêu thích môn học, và học chỉ là đối phó.
Tìm ra phương pháp dạy dễ hiểu, gây hứng thú cho học sinh là nhiệm vụ đặt ra đối với những giáo viên đứng lớp môn GDCD.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, đặc biệt là từ đối tượng học sinh Trường THCS Thúy Sơn thì việc đi sâu nghiên cứu lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn học GDCD ở từng phần trong nội dung bài học, trong từng bài để nâng cao hiệu quả giảng dạy của môn học là một việc làm cần thiết. Sau khi nghiên cứu các công văn hướng dẫn trong việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung các môn học và trải nghiệm trong thời gian giảng dạy áp dụng một số phương pháp tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tôi đã rút ra một số kinh nghiệm vì vậy tôi xin mạnh dạn nêu lên sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy để thực hiện tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD ở Lớp 6A trường THCS Thúy Sơn Năm học …………”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu sáng kiến “ Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn GDCD ở lớp 6A trường THCS Thúy sơn”, sáng kiến có thể trở thành tài liệu áp dụng cho việc giảng dạy môn GDCD trong nhà trường. Từ đó lôi cuốn được các em học sinh hăng say, hứng thú hơn với môn học GDCD, giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản của môn học, có đủ hành trang bước vào cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS cụ thể là học sinh lớp 6A Trường THCS Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp đối chiếu
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
– Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp phân tích
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hồ Chí Minh – một vị lãnh tụ dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Người đã ra đi nhưng những giá trị mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam, cũng như để lại trong lòng những người dân trên thế giới hết sức to lớn và sâu sắc. Từ khi có chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương 15/05/2011 về học tập làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Từ nhận thức sâu rộng về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, là cơ sở để giáo viên tích hợp vào bài giảng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong thời kỳ hiện nay, những quan điểm của Hồ Chí Minh vẫn luôn được vận dụng, được sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh thời đại. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang được mọi cá nhân, tập thể thi đua. Giá trị và ý nghĩa của việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn luôn thiết thực, mang lại giá trị vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong mỗi bài dạy, tiết dạy, phù hợp với từng đối tượng học sinh cần phải linh hoạt, sáng tạo. Trang bị cho học sinh mẩu chuyện, tư tưởng và hành động cụ thể. Sự kính trọng, yêu mến Bác, làm cho các em khi bước vào tiết giảng tập trung cao hơn. Con đường nhanh nhất cho học sinh tiếp cận, tình yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội; yêu cái thiện, cái đẹp, và trân trọng nâng niu gìn giữ nó. Tất cả đều nằm trong nội hàm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Giáo viên cần phải biết vận dụng trong việc tổ chức hoạt động kích thích học sinh nỗ lực suy nghĩ và tìm tòi phát hiện. Những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần hình thành ở học sinh không phải là những khuôn mẫu cho sẵn, trong quá trình học tập, học sinh tự khai thác thông tin, tự kiến tạo tri thức và kỹ năng, qua đó phát triển nhận thức, niềm tin và tình cảm đạo đức, pháp luật. Qua từng phần, mục, dùng những câu nói của Bác kết luận; Những mẩu chuyện của Bác định hướng cho các em. Biết học hỏi, kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, Tổ quốc Việt Nam. Từ đó, xây dựng cho các em lòng tự hào dân tộc, tự tôn dân tộc. Hình thành lí tưởng sống, “ mọi người vì mình và mình vì mọi người”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 7
- 453
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 432
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 583
- 3
- [product_views]
200.000 ₫
- 8
- 599
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 453
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 10
- 893
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 390
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 639
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1163
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 3
- 613
- 10
- [product_views]