SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6
- Mã tài liệu: BM6027 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1098 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Chương Dương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Chương Dương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.2.1. Tìm địa chỉ cần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
2.3.2.2. Khảo sát kết quả học tập học kì I và theo dõi, đánh giá kết quả việc thực hiện bảo vệ môi trường tại trường, lớp cũng như môi trường xung quanh trong kì II
2.3.2.3. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phối hợp với ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động nội khóa và các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục bảo vệ môi trường
2.3.2.3.1. Hoạt động nội khóa: Sử dụng tranh, ảnh và video trong bài giảng điện tử
2.3.3.2. Hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, nói đến vấn đề môi trường luôn là đề tài nóng hổi không chỉ đối với mỗi địa phương, mỗi quốc gia… mà nó trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Sự phát triển của kinh tế – xã hội đã đem lại văn minh cho nhân loại, song mặt trái của nó đã làm cho môi trường sống bị hủy hoại, xuống cấp trầm trọng, những suy thoái của môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên Trái Đất. Vì lợi ích trước mắt, con người đang dần hủy hoại nó với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Để giải quyết tận gốc vấn đề về môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức, trong khi hiện nay chưa có một môn học riêng nào ở Trung học cơ sở giáo dục môi trường cho học sinh mà chủ yếu là lồng ghép, tích hợp ở nhiều môn học. Trong đó, môn Địa lí có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục môi trường cho các em. Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay, mục tiêu của dạy học là phải đảm bảo ba yêu cầu về: kiến thức, kĩ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy. Có nghĩa là: ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một nhân cách, lối sống tốt, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6 đầu cấp Trung học cơ sở[2].
Trong khi đó môn Địa lý là môn học giúp giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước cho các em. Trong nhiều năm liền giảng dạy bộ môn Địa lí, được sự quan tâm của nhà trường, đồng thời được học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước nên chất lượng bộ môn Địa lí ở nhà trường được nâng lên rõ rệt, học sinh đã có hứng thú học tập hơn với bộ môn. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy đa số các tiết dạy mới chỉ chú trọng truyền thụ thật nhiều kiến thức cho học sinh, nên không còn thời gian để lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học, việc liên hệ thực tế và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn rất hạn chế. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn ý thức được trách nhiệm phải từng bước hình thành cho các em một lối sống lành mạnh, biết yêu qúy thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn nơi các em đang sống và học tập. Có thể nói việc tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy địa lí là rất cần thiết, điều kiện để tích hợp cũng rất thuận lợi nhưng lại chưa được sự quan tâm của giáo viên, nếu có thì giáo viên cũng chỉ sử dụng một số hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa với một vài câu hỏi nên chưa gây hứng thú học tập của học sinh và tính giáo dục chưa hiệu quả.
Tôi thấy đây là vấn đề cấp thiết, do đó tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6 ở trường THCS Thiệu Giang” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong trang này: Mục 1.1 tác giả tham khảo tại Địa lí học ngày nay, NXB Giáo Dục 1985
Trên thực tế, học sinh lớp 6 phần lớn còn rất bỡ ngỡ với môn học, chưa có thái độ rõ ràng đối với vấn đề môi trường, chưa có hứng thú khi học môn này,
các em còn coi đây là môn phụ không cần thiết, dẫn đến thờ ơ trước các yếu tố thiên nhiên như bẻ cành ngắt lá, bắn giết chim thú, vứt rác thải không đúng vị trí, đổ rác thải xuống sông, vứt vật chết ra ao, hồ, bừa bãi… Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Địa lý 6, tôi luôn trăn trở làm thế nào để tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy học sinh lớp 6 có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, gây được sự hứng thú học tập của học sinh. Qua đó giúp các em vừa có thái độ thân thiện hơn với thiên nhiên và môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp, vừa góp phần nâng cao chất lượng môn học.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
– Giáo dục môi trường trong môn Địa lý 6 ở Trường trung học cơ sở
– Phạm vi: Học sinh lớp 6 Trường THCS Thiệu Giang năm học ………..
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận
– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu tài liệu
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
– Phương pháp thực nghiệm.
– Phương pháp thảo luận đối với bạn bè đồng nghiệp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm trước tôi đã nghiên cứu về vấn đề này, nhưng trong cách tổ chức thực hiện tôi đã sử dụng phương pháp cũ – phương pháp đàm thoại. Đây là phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung bài học. Tuy nhiên chưa gây được hứng thú học tập của học sinh nên kết quả chưa cao. Qua nghiên cứu và áp dụng ở một số tiết học tôi thấy sử dụng công nghệ thông tin, băng đĩa, làm báo tường tuyên truyền về bảo vệ môi trường đã có tác dụng rất lớn. Không chỉ giúp các em hứng thú hơn trong môn học mà còn kích thích tính tò mò, ham hiểu biết và khám phá thiên nhiên nhiều hơn nên kết quả học tập cao hơn.
Vì vậy tôi đã sử dụng phương pháp mới là cho học sinh xem các video dùng trong giảng dạy Địa lí và làm báo tường tuyên truyền bảo vệ môi trường thay cho phương pháp đàm thoại cũ
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Ở nước ta tình hình môi trường cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ, gia tăng dân số làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Mặt khác thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Thấy được
vấn đề môi trường là vấn đề cấp bách, ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra Nghị
2 Trong trang này: Mục 2.1 từ ¨Bảo vệ … của nước ta” được trích trong NQ41/NQ/TW ngày 15/11/2004
quyết 41/NQ/TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta[9].Trong đó, việc giáo dục thế hệ trẻ được đặc biệt quan tâm ở tất cả các địa phương, các cấp học…
Trước yêu cầu cấp bách về vấn đề môi trường, từ năm 2008 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với nhiều môn học khác nhau, trong đó môn Địa lí có vai trò rất quan trọng. Đối với môn Địa lí cấp trung học cơ sở tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép trong nhiều bài, bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau, trong đó riêng Địa lí 6 có 7 bài với các nội dung tích hợp đa dạng như: cảnh quan tự nhiên, khoáng sản, môi trường không khí, nước, sinh vật…Tích hợp bảo vệ môi trường là một nội dung trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Do đó, trong giảng dạy Địa lí bên cạnh nội dung bài học, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đang được đặc biệt quan tâm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]