SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh học chương trình Tiếng Anh 6 Đề án luyện kĩ năng nói hiệu quả
- Mã tài liệu: BM6129 Copy
Môn: | Tiếng anh |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 947 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thiệu Vân |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thiệu Vân |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh học chương trình Tiếng Anh 6 Đề án luyện kĩ năng nói hiệu quả” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Tìm hiểu nguyên nhân học sinh thụ động trong các hoạt động học tập có kĩ năng nói
– Ngoài ra, tôi còn cung cấp các đường link có hỗ trợ việc nghe Tiếng Anh để các em luyện nghe để nói
– Tạo nhiều cơ hội cho học sinh được trau dồi kĩ năng giao tiếp trong học tập
*English 6, Unit 4 – Speaking:
English 6: Unit 2 – Section: Looking back (Part 2)
Unit 10: Lesson 2: A Closer Look 1
Unit 10: Lesson 5: Skills 1
Mô tả sản phẩm
Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề:
Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm………đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ đề ra với các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu giao tiếp sau khi tốt nghiệp phổ thông, các em tiếp tục học tập nâng cao hoặc đi vào lao động sản xuất ứng dụng vào cuộc sống, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp thu và đón nhận nhưng tinh hoa của nhân loại thông qua giao tiếp với bạn bè các nước tiên tiến bằng Tiếng Anh.
Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các em học sinh còn lúng túng, e ngại, thiếu tự tin trong quá trình giao tiếp. Để đáp ứng được nhu cầu nâng cao khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh đối với học sinh lớp 6 trường THCS Lương Thế Vinh đang học chương trình Tiếng Anh thí điểm nói chung và học sinh lớp 6A1 năm học ………8, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh học chương trình Tiếng Anh 6 đề án luyện kĩ năng nói hiệu quả”.
- Mục đích nghiên cứu
– Tạo môi trường rèn luyện kĩ năng nói theo từng chủ đề trong các tiết học Tiếng Anh 6 đề án hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp của học sinh.
– Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn đặc biệt là kỹ năng nói với yêu cầu mới theo khung tham chiếu chuẩn Châu Âu của Bộ GD&ĐT.
– Cải thiện kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh lớp 6 trường THCS Lương Thế Vinh nói chung và lớp 6A1 nói riêng.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận của vấn đề
– Nghiên cứu các tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên chương trình thí điểm Tiếng Anh lớp 6. Nắm rõ mục tiêu yêu cầu của đổi mới của sách giáo khoa mới so với chương trình hiện hành.
– Thực hiện chỉ đạo dạy học chương trình Tiếng Anh thí điểm lớp 6 của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cũng như sự chỉ đạo thực hiện chương trình Tiếng Anh thí điểm lớp 6 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana cũng như trường THCS Lương Thế Vinh.
– Nắm bắt các văn bản về việc dạy Tiếng Anh theo đề án khung 6 bậc theo tham chiếu châu Âu của Bộ giáo dục và Đào tạo dành cho đầu ra cấp THCS là bậc 2 (A2), kết thúc chương trình lớp 6 được xem tương đương trình độ A2.1. Công văn số 2653/BGDĐT-GDTrH về về việc hướng dẫn triển khai dạy học tiếng Anh cấp THCS và THPT theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 từ năm học ………. Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày ………về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh cấp THCS từ năm học ………– Thực tế giảng dạy cho tôi thấy rằng những phương pháp mà cá nhân tôi cũng như các bạn đồng nghiệp trong đơn vị đã áp dụng chưa tạo nhiều cơ hội trau dồi khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh cho học sinh. Những giải pháp ấy hầu như chú trọng hơn về việc truyền tải những kiến thức ngôn ngữ trong chương trình và dành nhiều thời lượng hơn cho học sinh luyện kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ.
- Thực trạng vấn đề:
– Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 6 đề án yêu cầu đánh giá học sinh theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo về chuẩn Tiếng Anh theo khung sáu bậc của châu Âu.
– Để thực hiện đúng lộ trình giảng dạy cho học sinh theo khung sáu bậc của châu Âu thì kỹ năng nói là một trong những kỹ năng mà đa số học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu mới đề ra.
– Theo thông tư số 5333 của Bộ GD và ĐT thì sau khi hoàn thành chương trình Tiếng Anh lớp 6, học sinh có thể phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ngắn và đơn giản khác nhau. Nói được các chỉ dẫn ngắn và đơn giản sử dụng trong các hoạt động học tập trong lớp học. Hỏi và trả lời ngắn gọn về các chủ đề trong chương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao, … .
– Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng nói Tiếng Anh theo hướng dẫn trong công văn số 5333 của Bộ GD&ĐT, kết quả cụ thể:
Thời điểm
khảo sát |
Số HS | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | Ghi chú | |||||
Đầu HKI
năm học ……… |
36 | SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | ||
4 | 11,1% | 5 | 13,9% | 15 | 41,7% | 12 | 33,3% |
– So với yêu cầu đặt ra thì nhiều học sinh lớp 6A1 tôi đang dạy khả năng nói Tiếng Anh còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
– Nắm bắt được nhiệm vụ mới của người giáo viên, tôi đã tìm hiểu nội dung các văn bản, tài liệu giảng dạy theo chương trình đề án, tìm mọi biện pháp tối ưu để giúp học sinh phát triển kĩ năng nói theo hướng độc thoại và đối thoại.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Qua quá trình nghiên cứu chương trình Tiếng Anh lớp 6 thí điểm, tôi đã xây dựng một số giải pháp giúp học sinh nắm bắt được kiến thức ngôn ngữ, đồng thời vận dụng được những kiến thức ấy vào giao tiếp.
– Tìm hiểu nguyên nhân học sinh thụ động trong các hoạt động học tập có kĩ năng nói. Bằng cách trao đổi với một số bạn học sinh ngồi cùng bàn, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, tôi biết được rằng một số em thụ động là vì việc phát âm của các em còn nặng âm hưởng địa phương nên thiếu tự tin khi nói trước lớp. Một số học sinh khác vì thiếu các phương tiện hỗ trợ học tập nên phát âm nhiều từ chưa chuẩn xác dẫn đến việc không dám thể hiện khả năng nói của mình. Thấu hiểu được nguyên nhân trên, tôi đã động viên các em và giúp các em biết rằng bất cứ một ngôn ngữ nào cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi chất giọng địa phương. Kể cả người Anh và người Mỹ, Tiếng Anh là bản ngữ của họ nhưng cũng có rất nhiều từ Tiếng Anh mà người dân các nước này phát âm không giống nhau. Việc hiểu được các thông điệp được truyền tải trong quá trình giao tiếp mới là quan trọng. Từ đó các em học sinh cảm thấy tự tin hơn trong quá trình luyện nói Tiếng Anh. Đối với những em thiếu các phương tiện hỗ trợ học tập đặc biệt là từ điển thì tôi đã đề xuất về tổ chuyên và thư viện phối hợp tham mưu lãnh đạo nhà trường trang bị một số từ điển trong thư viện để các em tra cứu. Thư viện trường THCS Lương Thế Vinh đã trang bị một số từ điển in và cài đặt từ điển điện tử trên máy vi tính nhằm hỗ trợ cho học sinh trong việc phát âm Tiếng Anh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]