SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 2
- Mã tài liệu: BM2005 Copy
Môn: | Đạo đức |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 352 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Tám |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Văn Tám |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Giáo viên cần nhận thức rõ về việc đổi mới nội dung chương trình, đổi mới về phương pháp và cách đánh giá môn đạo đức lớp 2
Giải pháp 2: Giáo viên nắm vững quy trình dạy một tiết Đạo đức lớp 2 và một số yêu cầu về dạy Đạo đức theo hướng đổi mới
Giải pháp 3: Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học.
Giải pháp 4: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
Giải pháp 5: Dạy đạo đức cho học sinh thông qua các môn học khác
Giải pháp 6: Dựa vào các hoạt động ngoại khoá để xây dựng cho học sinh các kiến thức chuẩn mực, và hành vi đạo đức tốt.
Giải pháp 7: Kết hợp với các môi trường giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Giải pháp 8: Giáo viên tích cực bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện đổi mới phương pháp dạy môn đạo đức.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật, xây dựng công nghiệp hoá – hiện đại hoá nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Cùng với sự đổi mới của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng từng bước đổi mới về Nội dung – Phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nguồn nhân lực: Có đủ phẩm chất đạo đức, trí thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và trình độ khoa học kĩ thuật để phục vụ công nghiệp hoá – hiện đại hoá phù hợp với truyền thống và tình hình thực tiễn của đất nước, tiếp cận với trình độ giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới.
Cùng với các môn học khác, Đạo đức là một trong những môn học quan trọng bắt buộc trong trường Tiểu học. Môn Đạo đức đã giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Như Bác Hồ đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Trong thời gian gần đây, bên cạnh những người tốt, những người có những hành vi ứng xử văn minh, lịch sự thì còn có một bộ phận không nhỏ những người thiếu văn hóa, có lối sống vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật không những gây hậu quả xấu tới bản thân họ mà còn làm ảnh hưởng không tốt tới nhiều người khác và trong số đó còn có cả các em học sinh – những mầm non tương lai của đất nước.
Từ các mục tiêu trên, vị trí quan trọng của môn Đạo đức, nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra cho chúng ta – những người làm công tác giảng dạy là phải học tập và nắm vững được mục tiêu môn học, nội dung đổi mới chương trình và phương pháp dạy học mới để giúp học sinh có những chuẩn mực hành vi đạo đức đúng ngay từ nhỏ, tạo thói quen tốt cho các em. Bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy hàng ngày giúp các em học sinh có thêm kĩ năng sống, ngày một ngoan ngoãn, lễ phép hơn. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 2.”
II. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất giúp bản thân dạy tốt hơn môn Đạo đức lớp 2. Giúp cho các em học sinh hình thành thói quen, phát triển những chuẩn mực hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày. Hoàn thiện dần kĩ năng sống, biết yêu cái thiện, cái tốt; ghét cái ác, cái xấu, hướng tới một cuộc sống tươi đẹp.
III. Đối tượng nghiên cứu:
+ Nội dung, phương pháp dạy môn Đạo đức Lớp 2.
+ Học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Liên Lộc năm học ………..
+ Học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Liên Lộc năm học ………..
IV. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp đọc tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
+ Phương pháp Phân tích-tổng hợp.
+ Phương pháp Điều tra nghiên cứu.
+ Phương pháp Thống kê số liệu.
+ Phương pháp Quan sát.
+ Phương pháp Thực nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Vị trí của môn Đạo đức trong trường Tiểu học
Ở Tiểu học nói chung, lớp 2 nói riêng, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành cơ sở ban đầu nhân cách cho trẻ nhỏ, đặc biệt là môn Đạo đức có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Giáo dục Đạo đức cho học sinh tiểu học học một cách có hệ thống theo một chương trình khá chặt chẽ giúp các em hình thành được ý thức đạo đức (tri thức và niềm tin đạo đức) ở mức độ sơ giản, định hướng cho các em rèn luyện một cách tự giác những thói quen hành vi đạo đức tương ứng.
Môn Đạo đức nhằm giúp học sinh có nhiều hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, với đất nước và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. Môn Đạo đức từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu, cái sai. Như Bác Hồ đã dạy:
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Chính vì vậy, môn Đạo đức có vị trí hết sức quan trọng trong trường Tiểu học:
– Là con đường cơ bản và quan trọng nhất trong việc thực hiện giáo dục đạo đức, tiêu chí hàng đầu góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
– Là cơ sở để các môn học khác tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.
– Là tiền đề để học sinh tiếp tục học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở. Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Đạo đức hình thành hành vi đạo đức đúng, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
2. Mục đích, nhiệm vụ dạy học Đạo đức:
Dạy học Đạo đức ở Tiểu học nhằm mục đích góp phần hình thành ở học sinh những hành vi và thói quen đạo đức, từ đó góp phần hình thành ở các em cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách người công dân, người lao động có khả năng hòa nhập tích cực vào cuộc sống của cộng đồng xã hội.
Để thực hiện được mục đích này, dạy học Đạo đức ở Tiểu học phải hoàn thành các nhiệm vụ bồi dưỡng cho các em ý thức sơ đẳng và định hướng giá trị đạo đức về các chuẩn mực hành vi đạo đức đã được quy định; hình thành ở các em những xúc cảm, tình cảm đạo đức tốt đẹp; định hướng và rèn luyện cho các em những hành vi và thói quen hành vi đạo đức phù hợp với những chuẩn mực hành vi đó.
II..THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Năm học ………..và năm học ……….., tôi đều được được phân công dạy khối lớp 2, trường Tiểu học Liên Lộc, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi – khó khăn:
a, Thuận lợi:
* Về phía học sinh:
– Ở mẫu giáo 5 tuổi, trẻ đã được cung cấp những chuẩn mực đạo đức ở mức độ sơ giản như khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi. Bước vào lớp Một các em được tiếp tục học cách cư xử nhưng ở mức độ cao hơn ở Mẫu giáo như là chào hỏi và xin phép như thế nào cho đúng và phù hợp.
– Học sinh lớp 2 rất thích học môn Đạo đức. Đây là môn học gắn với thực tế, có thể sử dụng nhiều ví dụ thực tế để liên hệ trong học tập. Các em rất thích các hoạt động của môn học như đóng vai, trò chơi, kể chuyện, múa hát, quan sát tranh, …
– Học sinh phần lớn được sống trong sự quan tâm hết mực của gia đình, có mối quan hệ họ hàng thân thiết, gắn bó. Các em đều là những học sinh ngoan ngoãn, kính thầy yêu bạn.
* Về phía giáo viên:
– Trong những năm học vừa qua tổ nhóm chuyên môn có được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu, Chuyên môn nhà trường, và đặc biệt là có sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục để dạy tốt môn Đạo đức trong nhà trường.
– Phương tiện dạy học chủ yếu trong giờ đạo đức là vở bài tập đạo đức, với nội dung nhẹ nhàng, giúp giáo viên truyền thụ bài cũng như học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng hơn.
b, Khó khăn:
* Về phía học sinh:
– Tâm lý học sinh Tiểu học thích “bắt chước” nên hành vi đạo đức các em có thể thu nhận qua việc giao tiếp, qua tranh ảnh, sách báo, truyện, đài, phim kịch, … nhưng các em chưa biết phân biệt để lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình nên dẫn đến việc bắt chước cả cái xấu, trái với chuẩn mực hành vi đạo đức một cách vô thức. Chính vì vậy những chuẩn mực hành vi đạo đức giáo dục trẻ phải được cung cấp và uốn nắn ngay từ những lớp đầu cấp, nhất là lớp 2.
– Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chẳng hạn học sinh lớp 2 vừa được học bài “Chăm chỉ học tập” nhưng trong giờ học lại không chú ý nghe giảng, không thuộc bài. Học sinh vừa được học bài “ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng” nhưng lại rất mất trật tự trong giờ học hoặc vứt rác bừa bãi ở sân trường.
* Về phương tiện đồ dùng dạy học: Vở bài tập đạo đức có rất nhiều tranh ảnh nhưng tất cả đều là tranh vẽ, màu sắc còn đơn điệu, chủ yếu sử dụng màu xanh, màu đen nên học sinh khó nhận biết, hình thành kiến thức.
Ví dụ: Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích trang 51, tranh vẽ các con vật còn đơn điệu, chưa đẹp, màu sắc chưa hấp dẫn, học sinh ở từng vùng, miền khó có thể nhận biết được các con vật, …
* Về phía giáo viên:
– Một số giáo viên chưa coi trọng môn Đạo đức, coi đây là môn phụ nên trong quá trình giảng dạy chưa nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Việc thực hiện các giờ học trên lớp chưa đảm bảo, thường cắt xén thời gian dạy học của bộ môn.
– Ở tiết Đạo đức có sử dụng nhiều hoạt động nên một số giáo viên chưa nhiệt tình và thường ngại tổ chức các hoạt động như sắm vai, trò chơi, thảo luận, … vì sợ mất thời gian. Do vậy dẫn đến học sinh phải đóng vai trò thụ động, hoặc áp đặt khi lĩnh hội kiến thức, dẫn đến hiệu quả của tiết Đạo đức chưa cao.
– Một số giáo viên không coi trọng thiết bị dạy học, ngại sử dụng đồ dùng dạy học. Giáo viên thao tác đồ dùng chưa linh hoạt, còn lúng túng hoặc chưa nắm chắc ý đồ của sách giáo khoa để sử dụng đồ dùng một cách hiệu quả dẫn đến học sinh chưa thích thú với tiết học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]