SKKN Một số kinh nghiệm phát triển năng lực học sinh qua giảng dạy văn bản nhật dụng Ngữ văn 7
- Mã tài liệu: BM7080 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1428 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Đức Trí |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Đức Trí |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm phát triển năng lực học sinh qua giảng dạy văn bản nhật dụng Ngữ văn 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1. Làm tốt khâu chuẩn bị cho bài dạy
Giải pháp 2. Thực hiện giờ dạy học theo hướng mở, vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học tích cực
Giải pháp 3. Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ các phương pháp dạy học
theo đặc thù môn Ngữ văn
Mô tả sản phẩm
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU
- Đặt vấn đề
Lí do lí luận
Nghị quyết 29 – NQTW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có viết: “ Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội…”. Bộ giáo dục Đào tạo đổi mới chương trình SGK theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quan điểm cần thiết để xác định mức độ đạt được của từng năng lực, gợi ý cách thức kiểm tra cũng như đánh giá năng lực học sinh..
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Lí do thực tiễn
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk đa số học sinh chưa có sự say mê học môn Ngữ văn. Khả năng cảm thụ, diễn đạt, trình bày về văn chương… còn nhiều hạn chế. Các em thiểu sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, khi vào lớp học sinh rất thụ động. Một số em chỉ biết dựa vào sách giáo khoa trả lời máy móc, không có tư duy sáng tạo…Một số giáo viên còn quen với cách dạy học cũ, nặng về thuyết trình, chưa chú ý khai thác kênh hình, hay bản đồ hoặc đưa thêm tư liệu minh họa cho bài dạy , ít tạo điều kiện cho học sinh khai thác kiến thức. Từ đó việc học của học sinh trở nên nặng nề, nhàm chán, hiệu quả học tập không cao.
Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí thể loại văn bản ngoài yêu cầu về tính tư tưởng phù hợp với tâm lí lứa tuổi THCS thể hiện qua các tác phẩm văn học còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh đến với những vấn đề quen thuộc, gần gũi hằng ngày vừa có tình lâu dài mà mọi người quan tâm đến thể hiện trong các văn bản nhật dụng. Giảng dạy văn bản nhật dụng theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp học sinh phát huy những phẩm chất năng lực đáp ứng được với yêu cầu của xã hội hiện đại tuy nhiên thực tế cho thấy trong giảng dạy văn bản nhật dụng nhiều giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn về lựa chọn phương pháp phù hợp để có thế khai thác tốt bài học đảm bảo mục tiêu của tiết học đồng thời có thể phát huy tối đa năng lực của học sinh.
Nhằm làm phong phú thêm nội dung bài học đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện những kĩ năng cần thiết, kích thích sự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn, qua đó gây được hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Ngữ văn, hạn chế sự nhàm chán và phát huy tối đa những năng lực hiện có và sẽ có ở học sinh kết nối giữa Văn học với đời sống, nâng cao chất lượng giảng dạy trong các tiết học về văn bản nhật dụng
Tôi đã chọn nội dung “ Một số kinh nghiệm định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học văn bản nhật dụng Ngữ văn 7 tại trường THCS Lương Thế Vinh” là đối tượng nghiên cứu.
- Mục đích( mục tiêu) nghiên cứu
Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu giải pháp dạy học văn bản nhật dung Ngữ văn 7 theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm mục đích tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho các tiết học văn bản nhật dụng, phát triển những năng lực học sinh cụ thể: năng lực đọc hiểu, năng lực thuyết trình, năng lực kết nối, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác làm việc nhóm. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh huyện Krông Ana – tỉnh Đak Lak. Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dung các phương pháp sau
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp quan sát
Phương pháp thử nghiệm để kiểm nghiệm một sốkết quả mà đề tài đề xuất
Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận của vấn đề
Nghị quyết 29 – NQ TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục có đưa ra những nội dung đổi mới như sau:
Chương trình dạy trong hệ thống được thiết kế theo quan điểm định hướng phát triển năng lực kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học sau khi học xong có năng lực thực hiện được công việc trong thực tiễn.
Việc thực hiện quan điểm định hướng trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Dạy học sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết, dạy học định hướng phát triển năng lực chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, có năng lực sống tự lập.
Cũng như các môn học khác môn Ngữ văn có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của Trường phổ thông nói chung, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học xã hội, thế giới tự nhiên, những năng lực, kĩ năng giải quyết vấn đề ; nên đòi hỏi học sinh không chỉ biết mà còn phải hiểu và vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống cho nên cùng với các môn học khác việc học tập Ngữ văn áp dụng phương pháp này có thể tạo ra động lực bên trong của sự học tập, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo phê phán, sự hợp tác và kĩ năng giao tiếp.
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, những năm gần đây các Trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí và vai trò của học sinh: Vừa là đối tượng vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên học sinh phải tích cực, chủ động cải biên chính mình.
Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực: Lấy học sinh làm trung tâm
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục, đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá, học để hành, hành để học, tức là tìm kiếm kiến thức cho bản thân.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]