SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn tự sự khối 6
- Mã tài liệu: BM6090 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 913 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Thọ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Thọ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn tự sự khối 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.1. Giải pháp
a. Đối với giáo viên
b. Đối với học sinh
2.1.Tổ chức thực hiện
a. Cung cấp kiến thức về văn bản tự sự
b. Hình thành những kĩ năng để viết một bài văn tự sự
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn ngoài việc trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng vấn đề văn học, tạo cho học sinh khả năng khám phá về vẻ đẹp của tác phẩm văn học còn có nhiệm vụ giúp cho học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản mới( nói và viết).
Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại, thông tin đại chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào con đường ham chơi điện tử, sách kiếm hiệp. Các em đã không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu vì vậy viết được một đoạn, bài văn quả là một điều rất khó đối với các em. Nhiều em không ngần ngại bê nguyên si bài văn mẫu, lắp ghép những mảnh vụn mà các em đã nhặt nhạnh được để tạo một bài văn thiếu lô gích. Các nhà giáo dục cho rằng: Học trò ngày nay không còn là “chiếc bình chứa” để thầy rót kiến thức vào nữa, mà các em là “ngọn lửa”. Việc dạy của thầy là phải làm sao tiếp cho “ngọn lửa” bùng cháy lên niềm khát vọng chiếm lĩnh kiến thức, phải kiến tạo cho học trò một “con đường” để các em tự học.
Để viết được một đoạn văn, bài văn hay không phải dễ đối với học sinh hiện nay. Bởi vì các em học sinh cần phải có kĩ năng quan sát, vận dụng tổng hợp các kiến thức trong môn học, các kiến thức trong đời sống xã hội và đặc biệt phải có vốn từ phong phú để đưa vào làm một đề văn cụ thể. Trong môn tập làm văn 6 kì I, phần hướng dẫn học sinh viết một bài văn tự sự ( dạng văn bản sáng tạo) chiếm thời lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy, tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựng đoạn trước khi bước vào khâu viết văn bản, sự việc sắp xếp thiếu tính hợp lí, chưa làm nổi bật được nhân vật chính. Thường thì học sinh nhớ đâu viết đó, viết lan man dẫn đến quên ý, ý nọ xọ ý kia, kể lể dài dòng, các ý trùng lặp, bài văn không nhất quán, không làm nổi bật được nội dung, chủ đề của tác phẩm. Đặc biệt, một thực trạng đáng buồn là học sinh không biết tách đoạn, phần thân bài là một đoạn lớn, các đoạn văn chưa đúng với chức năng, nhiệm vụ của từng phần; bài văn nhàm chán không có tình huống, kịch tính của truyện, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của văn bản. Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tạo dựng một bài viết văn tự sự mạch lạc, sinh động, cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, nhân vật ấn tượng, đặc biệt là cách phân đoạn, dựng đoạn rõ ràng, lô gích, hợp lí, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài
” Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn tự sự lớp 6″.
- Mục đích, đối tượng nghiên cứu:
Rèn kĩ năng viết văn tự sự là một vấn đề không mới nhưng lại có khả năng lớn trong việc rèn luyện và tích hợp được các kĩ năng khác như: dùng từ, đặt câu, cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong toàn bộ nội dung câu chuyện. Việc rèn kĩ năng này cần phải thể hiện sự đổi mới trong phương pháp dạy học: tích hợp và tích cực giữa chủ thể học sinh trong quá trình dạy học.Trong phạm vi đề tài này tôi đưa ra một số kinh nghiệm, phương pháp, cách thức rèn kĩ năng để hướng dẫn học sinh viết được bài văn tự sự, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn văn trong nhà trường.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp lí thuyết:
– Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu:
– Phương pháp kiểm tra, khảo sát:
– Phương pháp cố vấn chuyên gia:
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lí luận:
1.1.Một số vấn đề chung về văn tự sự:
Chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm: tác phẩm tự sự (theo quan điểm lí luận văn học) và phương thức tự sự (trong tập làm văn).
- Theo quan điểm lí luận văn học.
“Tác phẩm phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian qua các sự kiện, sự cố xảy ra trong cuộc đời con người. Trong tác phẩm tự sự nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng hầu như không có mối phân biệt nào cả.
Nhà văn tả lại, kể lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người đọc có cảm giác hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn”.
b.Theo quan niệm trong tập làm văn.
Trong tập làm văn, khái niệm “Tự sự” được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là phương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự kiện theo mối quan hệ nào đó như quan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng.
Sách giáo khoa Tập làm văn trước đây (1986 – 1995) không dùng khái niệm tự sự mà dùng các khái niệm kể chuyện, trần thuật, tường thuật. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6- Tập 1- trang 28- nhà xuất bản giáo dục 2002, nêu định nghĩa về văn tự sự như sau:
” tự sự” ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
- Mối quan hệ giữa tự sự với các phương thức khác.
Trong các quá trình tạo lập văn bản, tùy vào mục đích, nội dung và tính chất của văn bản mà người viết kết hợp với hầu hết các phương thức biểu đạt, song chủ yếu là các phương thức miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
+ Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Miêu tả trong khi kể nhằm làm cho sự việc kể thêm sinh động màu sắc, hình dáng, diện mạo của nhân vật, sự việc hành động như hiện lên sống động trước mắt người đọc. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong khi kể giúp người viết thể hiện được rõ hơn thái độ, tình cảm của mình trước việc đó, buộc người đọc phải trăn trở, nghĩ suy trước sự việc đang kể, ý nghĩa của chuyện này càng thêm sâu sắc.
+ Tự sự kết hợp với nghị luận:
Ở chương trình Ngữ văn THCS đã cung cấp 6 kiểu văn bản dựa trên 6 phương thức biểu đạt chính. Nếu như các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự… chủ yếu dùng hình tượng, hình ảnh, cảm xúc để tái hiện hiện thực thì nghị luận dùng lí lẽ lô gích phán đoán nhằm làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, tư tưởng nào đó. Các phương thức trên là cơ sở của tư duy hình tượng, còn nghị luận là cơ sở của tư duy lô gích. Chính vì thế mà trong văn bản tự sự, để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết, người kể có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng.
Như vậy, có thể nói rằng trong tự sự gần như có tất cả các phương thức biểu đạt vì tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất đối với cuộc sống mà cuộc sống thì hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ tất cả các tình huống, cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người mà ta gặp thường ngày. Vì thế mà trong văn bản tự sự có các yếu tố khác kết hợp.
2.1Đặc điểm của bài văn tự sự:
a.Tự sự là gì?
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
– Phân loại: Gồm 2 loại cơ bản:
* Tự sự đời thường:
– Là kể lại những chuyện có thật diễn ra xung quanh mình mà hàng ngày mình đã thấy, đã nghe, đã biết.
– Hiện thực cuộc sống là nội dung quan trọng của kể chuyện đời thường. Kể chuyện đời thường phải coi trọng sự thật, người viết chỉ lựa chọn chi tiết, sắp xếp… chứ không được bịa (hoàn toàn khác với hư cấu nghệ thuật).
– Nhân vật và sự việc phải chân thực, có ý nghĩa.
* Tự sự tưởng tượng:
– Là kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng của người kể, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]