SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2
- Mã tài liệu: BM2049 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 737 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Trò chơi : Ghép nhanh tên sự vật
2. Trò chơi: Tìm nhanh từ cùng chủ đề
3. Trò chơi: Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giống nhau
4. Trò chơi: Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau
5. Trò chơi: Tìm nhanh từ đồng nghĩa
6. Trò chơi: Tìm kẻ trú ẩn
7. Trò chơi: Ghép tiếng thành từ
8. Trò chơi: Đoán từ
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy, trên bục giảng có nhiều giáo viên trăn trở, suy tư, chưa hài lòng với chất lượng giờ dạy nên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng.
Qua thực tế giảng dạy lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt 2 nói riêng, tôi nhận thấy rằng: sách giáo khoa Tiếng Việt 2 giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe- nói- đọc- viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể. Nội dung sách giáo khoa tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại mới hiện nay.
Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên. Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ.
Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi… để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
Qua dự giờ trên lớp và thực tế giảng dạy ở đơn vị mình công tác tôi nhận thấy : ở trường Tiểu học về việc dạy luyện từ và câu, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta kĩ năng thực hành giao tiếp chưa đạt được yêu cầu đề ra. Những năng lực giao tiếp, ứng xử của học sinh không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.
Trong suốt quá trình dạy học, tôi luôn trăn trở, suy ngẫm, nghiên cứu để tìm ra cách dạy học thích hợp sao cho tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao, để rồi giáo viên sẽ là người ” Thắp sáng lên những ngọn lửa” trong mỗi học sinh. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh lớp 2. Một trong những hoạt động tạo hứng thú học tập cho học sinh rất hiệu quả, học sinh học mà chơi, chơi mà học, nâng cao chất lượng giờ dạy. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ” Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2″. Đây là một vấn đề bản thân tôi tâm đắc và muốn góp phần nhỏ bé vào lĩnh vực này.
II. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng tổ chức trò chơi trong dạy và học luyện từ và câu nói riêng của giáo viên và học sinh lớp 2 trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 theo chương trình tiểu học nói chung.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 . Tổng kết những kinh nghiệm đạt được tại lớp 2B trường Tiểu học Ngọc Trạo – Bỉm Sơn – Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
– Phương pháp thực nghiệm : áp dụng trong quá trình dạy học trên lớp
– Phương pháp điều tra phỏng vấn : Tiến hành một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho các nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên qua đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm : Qua các hoạt động, giáo viên ghi chép từ đó đúc rút kinh nghiệm được và chưa được tổng hợp đi đến kết luận.
– Phương pháp thống kê toán học : sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
B. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận:
1. Trò chơi học tập là gì?
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật chơi của nó bao gồm các quy tắc gắn với với kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài hoc, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức đã học vào các tình huống trò chơi và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến thúc một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi.
Trò chơi học tập rèn kĩ năng , kĩ sảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
Trò chơi học tập không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như Bác Hồ đã nói: “ Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”.
2. Cơ sở lí luận của phân môn luyện từ và câu:
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó thể hiện trong bốn hoạt động tương ứng với chúng là: nghe, đọc, nói, viết. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Phân môn luyện từ và câu là một phân môn thực hành có vai trò và nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ lớn nhất của nó là hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh.
Ở lớp 2 mục tiêu và nhiệm vụ nói trên được cụ thể hóa thành những yêu cầu cơ bản về kĩ năng và kiến thức đối với học sinh như sau: học sinh nói đủ câu, biết sử dụng từ để đặt câu theo các mẫu câu cho sẵn, biết dùng từ cho sẵn để đặt câu.
Qua việc nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2, tôi thấy: Luyện từ và câu lớp 2 tập trung thực hiện yêu cầu cơ bản: Hình thành kĩ năng giao tiếp cụ thể qua các chủ đề, chủ điểm mà các em được học. Học sinh biết dùng từ đặt câu cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp.
Ở lớp 2 với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh giai đoạn từ 7 đến 8 tuổi, năng lực ngôn ngữ và vốn sống còn quá ít, việc dạy luyện từ và câu chưa đòi hỏi quá cao, thông qua các hình thức tổ chưc dạy học(cá nhân, nhóm, lớp,…) Giáo viên tổ chức cho học sinh các hoạt động trò chơi để giúp các em có hứng thú học tập.
Với những lí do trên, cùng với những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở của người giáo viên đứng lớp, tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, thực tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi chuyên môn cùng đồng nghiệp để tìm ra những hoạt động trò chơi cho học sinh phù hợp với từng kiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong lớp.
Vì điều kiện và năng lực bản thân không cho phép nên tôi chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu tổ chức trò chơi cho học sinh lớp 2 ở một số kiểu bài đặc trưng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]