SKKN Một số kinh nghiệm trong dạy học lịch sử địa phương bậc THCS theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua bài “Khởi nghĩa Bà Triệu” Tiết 37 – Lịch sử địa phương lớp 6
- Mã tài liệu: BM6052 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 523 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Oanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Khương Đình |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Oanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Khương Đình |
Năm viết: | 2020-2021 |
Việc nắm vững kiến thức trọng tâm cần thực hiện ở tiết lịch sử địa phương đã khó nói gì đến việc giáo viên chú ý nghiên cứu các phương pháp giảng dạy để giáo dục truyền thống quê hương qua tiết học cho học sinh. Vì vậy mục tiêu của chương trình đặt ra đối với các tiết lịch sử địa phương dường như chưa đạt được như mong muốn.
Từ thực tế đó, nhiều năm qua bản thân tôi đã dồn tâm huyết cho việc xây dựng các phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương nhằm đạt mục tiêu cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ và qua đó giáo dục truyền thống quê hương cho các em.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Học tập, tìm hiểu lịch sử địa phương là một yêu cầu quan trọng trong quá trình tìm hiểu lịch sử dân tộc, có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương đất nước của học sinh, từ đó khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm cụ thể của người học đối với quê hương, đất nước. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu này, trong chương trình bộ môn lịch sử ở trường THCS hiện nay, ở các khối lớp đều được bố trí một số tiết lịch sử địa phương để các em tìm hiểu.
Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau.Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp nhưng cũng có những sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó vượt ra khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là ý nghĩa quốc tế.Mặt khác, tìm hiểu về lịch sử địa phương không chỉ là việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của mỗi con người.
Từ thời cổ đại, Xi-xê-rông – một chính trị gia nổi tiếng của Rô- ma cổ đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu từ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Các nhà sử học xưa đã nói:”Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương răn dạy cho đời sau.Các nước ngày xưa nước nào cũng đều có sử.”Sử phải tỏ rõ được sự phải-trái công bằng, yêu ghét, vì lời khen của Sử còn vinh dự hơn áo đẹp của vua ban, lời chê của sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, Sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời”.
Tuy vậy, việc thực hiện các tiết lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử THCS đang đứng trước một thực tế là vốn kiến thức về lịch sử địa phương của giáo viên nhìn chung còn mỏng, do vậy để soạn được một tiết lịch sử địa phương nhiều giáo viên đã gặp không ít khó khăn trong phần kiến thức trọng tâm, cơ bản. Một số giáo viên lại máy móc chuyển tải toàn bộ phần nội dung có trong tài liệu do Sở GD&ĐT ban hành mà thiếu đi sự linh động, uyển chuyển, kết hợp với phần “riêng” của huyện, xã. Với các tiết như vậy thường luôn nặng nề, “quá tải” và phần nào khó thu hút học sinh
Từ khó khăn đó nảy ra tâm lý ngại khó. Khi đến các tiết lịch sử địa phương, nhiều giáo viên thường đã thực hiện một cách chiếu lệ, đối phó (Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến lịch sử địa phương ví dụ: Em hãy kể về một số sự kiện, nêu một số địa danh…. Điều này diễn ra càng phổ biến với các giáo viên không “chuyên” được phân công giảng dạy bộ môn lịch sử). Thậm chí còn có giáo viên “mạnh dạn” bỏ qua, nhảy tiết không chú trọng đến lịch sử địa phương.
Việc nắm vững kiến thức trọng tâm cần thực hiện ở tiết lịch sử địa phương đã khó nói gì đến việc giáo viên chú ý nghiên cứu các phương pháp giảng dạy để giáo dục truyền thống quê hương qua tiết học cho học sinh. Vì vậy mục tiêu của chương trình đặt ra đối với các tiết lịch sử địa phương dường như chưa đạt được như mong muốn.
Từ thực tế đó, nhiều năm qua bản thân tôi đã dồn tâm huyết cho việc xây dựng các phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương nhằm đạt mục tiêu cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ và qua đó giáo dục truyền thống quê hương cho các em. Trong khuôn khổ của bài viết, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong dạy học lịch sử địa phương bậc THCS theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua bài “Khởi nghĩa Bà Triệu”Tiết 37 –Lịch sử địa phương lớp 6
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng dạy học môn lịch sử địa phương, từ đó tìm ra phương pháp dạy học theo hướng tích cực để giảm bớt sự khô khan trong giờ học và đưa ra phương pháp bổ trợ nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập ở các em.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu : Là thực trạng dạy- học lịch sử địa phương của Giáo viên và HS ở trường THCS.
– Đơn vị nghiên cứu: Trường THCS Cao Thịnh _ Ngọc Lặc gồm: 1 số Giáo viên đã và đang giảng dạy bộ môn lịch sử.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp tổng hợp những kinh nghiệm của đồng nghiệp và của bản thân.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu và các văn bản về lí luận có liên quan đến đề tài.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Khi chưa có sáng kiến kinh nghiệm tôi đó từng sử dụng giải phương pháp dạy thuyết trình bằng miệng, có sử dụng bản đồ có sẳn, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời sau đó giáo viên chốt ý và ghi bảng nội dung bài học. Có sử dung một số phương pháp thảo luận nhưng không có kết quả cao…
Qua phương pháp giảng dạy trên một thời gian tôi nhận thấy các nguyên nhân làm nên sự yếu kém về chất lượng dạy học là:
+ Giáo viên chưa thực sự đầu tư tâm huyết vào nội dung bài dạy, chưa chuẩn bị chu đáo ( nguyên nhân do hoàn cảnh kinh tế, do tinh thần trỏch nhiệm, thiếu tài liệu…).
+ Giáo viên chưa sử dụng được hiệu quả việc trình bày sự kiện bằng lược đồ, tranh ảnh lịch sử, nhân vật, chưa biết lồng ghép kể chuyển, thơ ca trong lịch sử địa phương …
+ Chưa phát huy được tính tích cực chủ động, sự hưng phấn học tập của học sinh trong tiết học lịch sử. Học sinh là trung tâm giải quyết mọi vấn đề.
+ Học sinh về nhà cũng nhác học, xem nhẹ môn lịch sử.
+ Khi đánh giá kết quả cuối học kỳ và cuối năm học thì không thi vào lich sử địa phương nên học sinh không học.
+ Sự quan tâm phụ đạo đối với học sinh yếu kém và học sinh giỏi môn lịch sử cũng xem nhẹ trong trường học.
+ Tuy nhiên cũng rất nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng đến kết quả dạy và học của học sinh đối với môn lịch sử.
Nhưng trong các nguyên nhân trên có hai nguyên nhân chủ yếu căn bản gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, sự hưng phấn đối với học sinh là: Giáo viên chưa xây dựng được quy trình thực hiện lên lớp một bài giảng tốt, hợp lý, thiếu tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học và đặc biệt tâm huyết nghề nghiệp chưa cao; Giáo viên chưa sử dụng tốt phương pháp đổi mới dạy học “lấy học sinh làm trung tâm ” cũng lúng túng.Vì vậy phát huy tính chủ động,sáng tạo của học sinh qua tiết lịch sử địa phương cũng chưa được phổ biến nhiều.
Vì vậy sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử nói chung làm sao cho tiết học lịch sử địa phương học sinh học và tiếp thu bài tích cực hơn so với các môn học khac là một nghệ thuât.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa đối với giáo dục thế hệ trẻ.Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc.Tự hào với những thành tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp qui luật của tương lai.Trong nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá 8(tháng 2 năm 1997) đã khẳng định vai trò của môn lịch sử cùng các môn khoa học khác trong công tác giáo dục.Không những ngày nay, nhà nước mới quan tâm đến giáo dục mà ngay từ năm 1998, luật giáo dục cũng đã xác định “ phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng lực học tập có lòng say mê học tập và có ý thức vươn lên”.cũng như các môn học khác, đặc điểm và chức năng của mình, việc học tập lịch sử lại cần phát huy tính năng lực tích cực của học sinh.
Lòng yêu quê hương là biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nước chân chính.Từ thuở bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê da diết và là tri thức ban đầu về quê hương.
Các môn học về địa phương(địa phương học ) ở trường THCS, trong đó có những tiết lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực.Tiếc rằng, trong nhiều năm qua những tiết học về địa phương chưa được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy, hoặc bỏ qua.Và do quan niệm khác nhau nên nhiều người chưa coi trọng lịch sử địa phương mặc dù trong chương trình dạy môn lịch sử không thể thiếu mảng kiến thức này.Đây không chỉ là thiếu sót của người dạy mà còn là một thiệt thòi cho HS khi muốn tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, quê hương.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]