SKKN Một số kinh nghiệm trong định hướng giải bài tập cho học sinh khối 7
- Mã tài liệu: BM7172 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1862 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Cát |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Cát |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong định hướng giải bài tập cho học sinh khối 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực
1.1. Phương pháp hoạt động nhóm
1.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
1.3. Phương pháp vấn đáp
2. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy
2.1. Chương I. Quang học
2.2. Chương II. Âm học
2.3. Chương III. Điện học
3. Phân loại bài tập vật lý
3.1. Phân loại theo mức độ
3.2. Phân loại theo phương tiện giải
4. Trình tự giải bài một bài tập Vật Lý
5. Giới thiệu một số bài tập cơ bản trong chương trình Vật lý 7 và hướng dẫn giải
Mô tả sản phẩm
I. Đặt vấn đề
Hòa chung cùng với xu hướng đổi mới của nhiều ngành nghề, giáo dục Việt Nam cũng đang có nhiều sự đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, bên cạnh việc đẩy mạnh đổi mới chương trình, tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu giảm tải, khoa học, thiết thực, khả thi thì đổi mới mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học luôn được quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Theo đó, trong chương trình giáo dục phổ thông, môn học Vật Lý cũng không phải là ngoại lệ bởi những kiến thức chuyên môn của Vật Lý là vô cùng quan trọng, là cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật, những kiến thức vật lí mang lại có sự gắn kết chặt chẽ với thực tế đời sống.
Đồi với môn học Vật lý, cũng như các bộ môn khoa học xã hay các bộ môn tự nhiên khác như Toán học, Hóa học, Sinh học,.. để nâng cao được chất lượng thì người học không những cần nắm vững được những kiến thức lý thuyết chuyên môn, biết áp dụng công thức để tính các bài tập cơ bản mà còn phải hiểu để giải thích được các hiện tượng Vật lý đã và đang xảy ra trong tự nhiên cũng như cuộc sống thường ngày. Bởi suy cho cùng, công việc giáo dục muốn đạt được hiệu quả thì việc dạy và học cần phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, tự phát triển nhận thức và năng lực tư duy. Đây là con đường phát triển tích cực nhất, bền vững nhất.
Trong việc học vật lý, mỗi kiến thức chuyên môn đều cần được nhắc lại, củng cố sau mỗi bài học, theo đó bài tập là một phương thức cực kỳ hữu hiệu. Bài tập giúp người học củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, mở rộng thêm những kiến thức cơ bản của những bài học trên lớp, củng cố thêm kỹ năng vận dụng nhưng cái đã biết để giải quyết vấn đề cụ thể và đặc biệt hơn là qua đó phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề của học sinh, có giá trị to lớn trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh. Chính vì vậy, đối với người học Vật lý việc nắm được các phương pháp để vận dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết các bài tập là rất cần. Mỗi bài tập không đơn thuần chỉ là con số, là áp dụng công thức và tính ra đáp án, mà đó còn là cả một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và đào sâu kiến thức, các khái niệm, các định luật và vận dụng vào những vấn đề trong thực tiễn.
Bài tập Vật lí giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giúp các em học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập của bản thân. Xét về mặt định hướng phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là về mặt rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã lĩnh hội được thì vai trò của việc giải bài tập vật lí trong quá trình học tập có một giá trị rất lớn, nắm vai trò bản lề giữa việc học lý thuyết và vận dụng vào thực tế.
Việc giải bài tập giáo dục ý chí, tính kiên trì vượt khó, phát triển tư duy lô gíc, sự nhanh trí. Trong quá trình tư duy sâu sắc ấy, có sự phân tích và tổng hợp những mối liên hệ giữa các hiện tượng và đại lượng vật lí đặc trưng cho chúng. Bài tập giúp các em hiểu được nhiều mối liên hệ giữa vật lí và kĩ thuật
Qua thực tế trong giảng dạy bộ môn Vật Lý tại trường THCS, cụ thể đối với khối lớp 7 thì bài tập là một trong những khó khăn mà đa số học sinh mắc phải. Học sinh nắm được nội dung lý thuyết của bài học, thuộc lòng các đại lượng và công thức nhưng lại gặp khó khăn khi giải quyết các bài tập, đặc biệt là các bài tập suy luận logic, bài tập mang tính thực tiễn, gắn liền với cuộc sống.
Bài tập vật lý rất đa dạng và phức tạp, nhiều bài tập có sự liên quan đến kiến thức chuyên môn của nhiều bộ môn khác. Chính vì vậy, mỗi giáo viên khi giảng dạy cần phải có sự đầu tư cho mỗi dạng bài tập, có sự kiên nhẫn giúp đỡ học sinh hiểu một cách cặn kẽ về mỗi dạng bài, nắm vững kiến thức và tự tin mỗi khi giải bài tập vật lý để từ đó các em yêu thích hơn đối với sự học bộ môn Vật Lý.
Chính vì tầm quan trọng của bài tập, là một giáo viên Vật lý tôi cũng mong muốn học sinh của mình có những bài giải tốt. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc định hướng giải bài tập vật lý cho học sinh khối lớp 7 trường THCS Lê Đình Chinh” nhằm mục đích nâng cao chất lượng làm bài, chất lượng giáo dục của bộ môn Vật Lý 7 tại nhà trường.
II. Mục đích nghiên cứu
Nhằm phát huy của vai trò của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, là người định hướng việc học, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức chuyên môn giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực tự học của học sinh . Giúp nâng cao chất lượng các tiết học có vận dụng bài tập, hình thành kĩ năng kĩ xảo cho mỗi học sinh khi giải quyết các dạng bài tập vật lý, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn vật lý 7.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]