SKKN Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí 6 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
- Mã tài liệu: BM6196 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1490 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí 6 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1/ Dạy học hợp tác theo nhóm
3.2/ Sử dụng phương pháp trực quan
3.3/ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
3.4/ Phấn đấu làm đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm chứng minh
trên lớp
3.5/ Xây dựng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng
3.6/ Tăng cường luyện tập độc lập cho học sinh trên lớp
3.7/ Sử dụng “phiếu học tập” cho mỗi học sinh
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài :
Chúng ta đang sống trong một xã hội với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kĩ thuật, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào sự phát triển của khu vực và thế giới. Thực tế đó đòi hỏi cần có một nền giáo dục luôn cải tiến, đổi mới để theo kịp với sự thay đối của thời đại.
Nền giáo dục nước ta những năm gần đây đã và đang có nhiều đổi mới tích cực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đặc biệt đối với bậc trung học cơ sở (THCS), đổi mới trong phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng vì đối tượng của bậc học này mang tính phức tạp.
Trong các môn học ở bậc THCS, môn Vật lí được xem là môn học gắn nhiều với thực tiễn, yêu cầu cao về kĩ năng thực hành ở học sinh. Việc đối mới phương pháp giảng dạy trong môn học lại càng quan trọng, nhất là ở lứa tuổi các em học sinh lớp 6. Các em vừa mới đặt chân vào môi trường học mới, còn nhiều bỡ ngỡ nên việc giáo viên định hướng phương pháp học có ý nghĩa quyết định trong tiếp thu bài của các em.
Thực tiễn giảng dạy ở một số trường phổ thông cho thấy, giáo viên thường “lạm dụng” một số phương pháp dạy học truyền thống để thực hiện bài giảng của mình. Trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học, giáo viên còn coi trọng chức năng truyền thụ tri thức của phương pháp dạy học, nên thường sử dụng phương pháp dạy học theo hướng thông báo, liệt kê, nghiêng hẳn về khía cạnh tái hiện kiến thức … Trên lớp học sinh chủ yếu phải nghe giảng, chép bài liên tục, ghi nhớ máy móc mà không phát huy được tính tích cực trong quá trình học tập. Học sinh ít được lôi cuốn động viên khích lệ để hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng chán học, bỏ học ở một số bộ phận học lực yếu kém…
Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lí nhiều năm, tôi rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học Vật lí bằng cách sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề xuất “Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí 6 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trường THCS Đông Nam, huyện Đông Sơn” .
- Mục đích nghiên cứu:
– Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh trong nhà trường.
– Rèn luyện tính tư duy độc lập, sáng tạo và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
– Rèn luyện cho học sinh thực hiện thí nghiệm chứng minh trên lớp, sử dụng hình ảnh trực quan, làm phiếu học tập…trong việc học tập môn Vật lí 6.
- Đối tượng nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu : Các phương pháp đổi mới dạy học môn Vật lí 6.
– Khách thể : Học sinh khối 6 trường THCS Đông Nam.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Nghiên cứu lí luận: Phân tích – tổng hợp – khái quát.
– Nghiên cứu thực tiễn: Chủ yếu rút ra từ thực tế kinh nghiệm của bản thân và các bạn đồng nghiệp qua quan sát, thực hành, kiểm tra, đối chiếu chất lượng.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Luật giáo dục năm 2005 (điều 5) quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực học tập, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập…Từ đó học sinh dần hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Đó là điều kiện cần thiết cho bản thân học sinh và cho sự phát triển của xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung và môn Vật lý nói riêng ở trường THCS xuất phát từ các quan niệm sau:
– Mục tiêu của ngành giáo dục, trong đó hoạt động cơ bản là dạy học, là hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh những tri thức và kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được, mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo. Học sinh được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì phẩm chất và năng lực của cá nhân được sớm hình thành phát triển và hoàn thiện. Tính năng động, sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, phải được hình thành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
– Trước đây, trong giảng dạy các môn học, người giáo viên chỉ chú trọng truyền đạt các tri thức khoa học của bộ môn mà coi nhẹ phương pháp học tập và nghiên cứu mang tính đặc thù của môn học đó (gọi là phương pháp bộ môn). Ngày nay, cùng với tri thức khoa học của môn học, giáo viên phải làm cho học sinh nắm vững và sử dụng các phương pháp bộ môn. Điều đó có ý nghĩa to lớn với nhiệm vụ học tập trước mắt và cả trong tương lai.
– Việc đổi mới phương pháp dạy học phải góp phần thực hiện sự phân hóa trong dạy học. Năng lực của học sinh trong một lớp học không hoàn toàn giống nhau, việc phân hóa tiến tới cá nhân hóa trong dạy học là xu hướng tất yếu để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho mỗi học sinh.
– Mỗi môn học có các đặc trưng riêng, Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm. Đổi mới phương pháp phải xuất phát từ đặc trưng quan trọng này của bộ môn.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Từ những năm cải cách giáo dục cho đến nay, chúng ta đã đa dạng hoá cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Cải cách giáo dục trên cả 3 mặt: hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Song phương pháp giáo dục vẫn chưa được quan tâm và phương pháp dạy học chưa được đổi mới tương xứng. Tình trạng phổ biến vẫn là:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]