SKKN Một số kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh lớp 6 làm tốt bài văn thể loại tự sự
- Mã tài liệu: BM6076 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 717 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Diễn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Diễn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh lớp 6 làm tốt bài văn thể loại tự sự” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Phương pháp chung.
2.3.2. Phương pháp cụ thể.
2.3.2.1. Phương pháp làm bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
2.3.2.2. Phương pháp làm bài văn tự sự kể chuyện tưởng tượng.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Dạy học là hoạt động đặc trưng của nhà trường, là con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ. Trong nhà trường Ngữ văn là môn học khoa học xã hội rất quan trọng đối với các em học sinh đặc biệt là phân môn văn học. Văn học giúp các em nắm bắt những tri thức của nhân loại, hiểu biết được quá khứ của dân tộc, những cái hay, cái đẹp trong sáng tác của các nhà văn, từ đó có tác dụng giáo dục rất lớn, hướng các em tới chân, thiện, mỹ. Đọc một bài văn, bài thơ hay làm tâm hồn các em rung động, giúp các em biết yêu thương, biết sẻ chia và từ đó thêm yêu quý quê hương đất nước mình! Nếu trong dạy và học mà không có văn học tâm hồn học trò sẽ trở nên khô cằn. Văn học có vai trò vị trí như vậy nên đòi hỏi giáo viên dạy văn phải có phương pháp giúp các em nắm bắt kiến thức một cách ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu nhất, (đặc biệt với học sinh lớp 6 khi các em còn nhiều bỡ ngỡ với chương trình, cách học mới), đồng thời qua những tác phẩm văn học phải để lại cho các em những ấn tượng, cảm xúc cụ thể, thiết thực. Hơn nữa theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo thì môn văn không còn đơn thuần là mình văn nữa. Nó đã được tích hợp bởi ba phân môn (Văn- Tiếng việt- Tập làm văn) gộp lại được gọi chung là Ngữ văn. Trong đó ba phân môn đều có vị trí ngang hàng. Trong Văn có Tiếng việt và trong Tập làm văn cũng có Văn, có Tiếng việt. Quả thật đây là sự thay đổi có tính thiết thực, học sinh được đến với kiến thức Tiếng việt thông qua các tác phẩm và ứng dụng nó vào sáng tạo văn bản, đó là một vấn đề thuận lợi cho việc học.
Tuy nhiên đối với các em học sinh lớp 6, việc tạo lập một văn bản tự sự quả thật không đơn giản. Do vốn sống, kỹ năng tạo lập văn bản tự sự của các em chưa tốt nên các em thường lúng túng, bị động trong quá trình làm bài, từ đó dẫn đến kết quả học tập phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Ngữ văn nói riêng chưa cao. Xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh, bản thân tôi qua quá trình giảng dạy đã đúc rút được “Một số kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh lớp 6 làm tốt bài văn thể loại tự sự ở Trường THCS Thị Trấn huyện Thường Xuân”. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng và niềm say mê hứng thú của học sinh khi đến với môn Ngữ văn cấp THCS nói chung và lớp 6 nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 làm tốt bài văn tự sự ở Trường THCS Thị Trấn huyện Thường Xuân” tôi không ngoài mục đích giúp học sinh hiểu sâu kiến thức trong từng tác phẩm văn học, có vốn sống phong phú, có ý thức tích lũy để từ đó tạo nên những văn bản tự sự của riêng mình. Mặt khác còn giúp học sinh biết cách trình bày vấn đề một cách rõ ràng, khoa học… Thông qua thể loại này, các em thêm yêu Tiếng việt, yêu văn học, yêu cuộc sống. Đặc biệt qua đề tài này, bản thân tôi muốn học sinh lớp 6 làm tốt một thể loại trong chương trình Ngữ văn, một thể loại mở đầu cho chương trình học cấp II, thể văn tự sự.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung và phương pháp dạy văn tự sự lớp 6 trong trường trung học cơ sở.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phân tích, so sánh, hệ thống…
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế, thực hành:
Khảo sát, thống kê, đánh giá để phục vụ cho bài viết tốt hơn.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận.
Văn tự sự (còn gọi là kể chuyện) là phương thức kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Với thể loại này học sinh sẽ được tái hiện lại một sự việc một cách trình tự, biết bắt chước, diễn đạt lại vấn đề mà bản thân tham gia, chứng kiến hoặc được nghe. Vì vậy làm văn thể loại này không khó, học sinh chỉ cần nắm vững vấn đề là có thể làm, trình bày được. Nhưng nếu không biết chắt lọc để xây dựng thì sẽ biến bài văn thành sự kể lể dài dòng, khô khan hoặc chỉ là sự chắp nhặt các chi tiết thông thường để tạo nên bài văn không có tính thẩm mỹ và tính giáo dục.
Do đó, khi dạy thể loại này, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất của thể loại. Mục đích của tự sự có nghĩa là người kể phải trình bày diễn biến sự việc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê trước sự việc đó. Vì vậy học sinh phải gửi gắm được điều muốn nói vào các nhân vật hay trong tác phẩm. Nhưng tất cả các vấn đề trên phải được học sinh lớp 6 tuân thủ một cách nghiêm ngặt thông qua từng bước làm quen với các kỹ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, luyện nói, luyện viết. Sau khi học sinh đã tiếp cận các kỹ năng giáo viên phải hướng dẫn cho các em cách viết từng phần: Mở bài, thân bài, kết bài và tất cả phải luyện thành kỹ năng. Nếu học sinh không nắm vững các kỹ năng trên thì khi viết bài sẽ không tốt, bài văn sẽ rối và không thành truyện.
Nói tóm lại, kết quả bài văn tự sự không chỉ nói nên năng lực cảm nhận tác phẩm văn học, thể hiện vốn sống mà còn là cách dùng ngôn ngữ Tiếng Việt hiệu quả để tạo lập văn bản. Hay nói cách khác các em sẽ biết “tích hợp” và “tích cực” để làm được bài văn tự sự tốt nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 6, năm học ……….. tôi nhận thấy sau khi học xong phần văn tự sự, đa phần học sinh nắn kiến thức và thể loại còn rất hời hợt, mơ hồ. Các em thường xây dựng câu chuyện mang tính kể lể, chưa có cảm xúc, chưa ra chuyện. Những câu chuyện của các em chưa có một chuỗi các sự việc hoặc chỉ là những chi tiết hời hợt, quá đơn giản, nên khi kết thúc một câu truyện chưa có một ý nghĩa. Các phần trong bài viết rất cứng nhắc, các em thường viết theo mô túyp chung của dàn ý, không có sự đầu tư, sáng tạo trong khi làm bài. Bên cạnh đó trong quá trình làm văn tự sự các em không có sự kết hợp giữa kể, tả, nêu cảm xúc, cho nên bài văn không hấp dẫn hoặc có khi bắt chước máy móc, vì vậy kết quả không cao.
Đặc biệt với kiểu bài tự sự kể chuyện tưởng tượng, học sinh dường như chưa biết viết, các em chưa tự nhập vai vào nhân vật hoặc tạo ra một cách kết thúc mới cho câu chuyện có sẵn. Đối với học sinh lớp 6, kiểu bài này rất khó, buộc học sinh phải tưởng tượng để xây dựng câu chuyện. Song câu chuyện đó nhân vật đó phải phù hợp với thực tế cuộc sống, cho nên, thường ở kiểu bài này kết quả làm bài của các em rất thấp. Tuy một số em đã biết kể sáng tạo nhưng chưa hay và chưa độc đáo.
Từ việc tiếp thu kiến thức và kết quả đạt được thì ngay từ buổi ban đầu đã làm mất đi hứng thú học tập của học sinh lớp 6. Chính vì thế các em ít và ngại học văn, làm văn, nếu buộc phải làm các em thường dựa vào những bài văn mẫu chứ không có sự suy nghĩ đầu tư hay thích thú.
2.2.2. Hậu quả của thực trạng trên.
Trước khi áp dụng đề tài tôi đã khảo sát chất lượng của học sinh khối lớp 6 năm học ……….. và kết quả thu được như sau:
Lớp | Sĩ số | Xếp loại | |||||||||
Giỏi | % | Khá | % | TB | % | Yếu | % | Kém | % | ||
6A | 33 | 10 | 30,3 | 15 | 45,5 | 08 | 24,2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
6B | 29 | 3 | 10,3 | 8 | 27,6 | 10 | 34,5 | 8 | 27,6 | 0 | 0 |
6C | 28 | 1 | 3,5 | 4 | 14 | 15 | 54 | 6 | 21,5 | 2 | 7 |
Từ kết quả của một bài Tập làm văn phần văn tự sự cho thấy điểm làm bài của các em chưa cao, điểm yếu và trung bình còn nhiều. Chứng tỏ năng lực tự sáng tạo trong văn tự sự còn thấp. Do vậy tôi đặt ra tiêu chí và tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực tiễn trên.
2.2.3. Nguyên nhân.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả bài làm văn của các em chưa cao, theo tôi có cả những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, cả nguyên nhân từ phía thầy lẫn nguyên nhân từ phía trò.
Có thể nói nếu việc học và làm văn ở bậc Tiểu học còn đơn giản, thì lên cấp II các em phải làm quen với cách học mới, phương pháp mới, kỹ năng có phần nâng cao hơn. Do đó “sản phẩm” tự sự do các em tạo ra không còn đơn giản, máy moc, mô tuýp nữa mà đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Vì vậy các em có sự lúng túng chưa nắm bắt kịp thời.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]