SKKN Một số kinh nghiệp trong tổ chức dạy học theo nhóm ở môn Địa lí lớp 6
- Mã tài liệu: BM6030 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 724 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hàm Rồng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hàm Rồng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệp trong tổ chức dạy học theo nhóm ở môn Địa lí lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Chuẩn bị hoạt động nhóm
2.3.2. Cách chia nhóm
* Số lượng học sinh và số lượng nhóm
*Chia nhóm theo mức độ
*Nhóm biểu tượng
2.3.3. Sắp xếp bàn ghế trong việc hoạt động nhóm
2.3.4. Chọn câu hỏi (nêu vấn đề) để học sinh thảo luận
2.3.5. Vai trò và trách nhiệm của Giáo viên và các thành viên trong nhóm
2.3.6. Tổ chức thảo luận nhóm
2.3.7. Giáo án thực nghiệm
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Đổi mới căn bản nền giáo dục trước hết phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo của học sinh, tránh chạy theo bệnh thành tích. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.”
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường THCS đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm. Hiện nay, học tập theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với học sinh. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Dạy học theo nhóm là một phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ tổ chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như: thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề,… Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu việt, cho phép rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh hiện đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học trong các nhà trường hiện nay.
Tuy nhiên, có một thực tế đặt ra hiện nay là làm sao để việc học tập theo nhóm được hiệu quả? Nếu sử dụng phương pháp học tập theo nhóm không đúng cách, không phù hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉ mang tính hình thức, gây mất nhiều thời gian, sản phẩm không mang tính tập thể, các cá nhân thiếu tích cực sẽ đùn đẩy cho những người năng nổ, nhiệt tình…Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệp trong tổ chức dạy học theo nhóm ở môn Địa lí lớp 6” .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Gây hứng thú trong học tập cho HS, kích thích tính tự giác và say mê học tập môn địa lí cho học sinh.
– Rèn kĩ năng sử dụng và phương pháp học tập theo nhóm; trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm.
– Góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học cơ sở – Lớp 6.
– Vấn đề “Một số kinh nghiệp trong tổ chức dạy học theo nhóm ở môn Địa lí lớp 6 có hiệu quả”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn.
-Phương pháp thống kê toán học.
– Phương pháp thực nghiệm đối chứng.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Hoạt động nhóm là một trong những hình thức dạy học đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam. J.A.Comenxki – Nhà giáo dục, nhà tư tưởng lỗi lạc người Tiệp Khắc đã quả quyết rằng: học sinh sẽ thu thập được nhiều từ việc dạy cho bạn mình cũng như việc học hỏi từ bạn mình. S.V.Xandecson, C.Turney, Lewin K…là những tác giả đã nghiên cứu và ứng dụng các mô hình dạy học theo nhóm và đã khẳng định vai trò của hình thức này đối với sự phát triển nhân cách của người học. Ở Việt Nam, trong cuốn “Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo và PGS.TS Tô Hiệu bàn về dạy học theo nhóm tại lớp như một hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức, hợp tác với nhau trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Ngoài ra có các tác giả như Trần Duy Hưng, Nguyễn Triệu Sơn, Nguyễn Thị Như Mai… cũng đề xuất tổ chức hoạt động nhóm theo quan điểm hướng vào người học.
Tổ chức hoạt động nhóm là quá trình giáo viên thiết kế, điều hành các mối quan hệ tương tác giữa học sinh với nhau nhằm giúp các em đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Như vậy, quá trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh thực chất là quá trình hoạt động tương tác giữa hai chủ thể: Giáo viên và học sinh. Do đó, hiệu quả của quá trình dạy học nói chung, quá trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh nói riêng phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên và tính tích cực hoạt động của học sinh. Trước hết, giáo viên cần nắm vững bản chất hoạt động nhóm của học sinh để tác động phù hợp với nhu cầu, hứng thú và trình độ nhận thức của học sinh.
Về phía học sinh thì hoạt động nhóm chính là xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn. Động cơ học tập của học sinh thường hướng trực tiếp đến nhu cầu về việc làm và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Hơn thế nữa, sự phát triển của xã hội với các vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống luôn tác động lên mỗi cá nhân đã kích thích học sinh có nhu cầu và tạo ra động cơ học tập để được tiếp cận với những vấn đề mang tính thực tiễn. Trong hoạt động nhóm, động cơ của các cá nhân đã tạo nên động cơ hoạt động cho nhóm, thúc đẩy các học sinh tương tác, tích cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng nhận thức. Ngoài ra, học sinh không chỉ dừng lại ở việc “nghe giảng”, tiếp thu, lĩnh hội tri thức một chiều mà các em cần tích cực hoạt động và phối hợp cùng làm việc để khai thác tiềm năng trí tuệ của các em và đạt được mục đích chung đề ra. Đặc biệt, sản phẩm của hoạt động nhóm vừa có ý nghĩa tập thể vừa tạo ra sự phát triển nhận thức cho mỗi cá nhân . Để tham gia vào hoạt động nhóm một cách tích cực và hiệu quả, học sinh cần có những phẩm chất và năng lực: Tính tự giác và chủ động, biết sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm, học sinh có khả năng tìm hiểu các tri thức khoa học…
Việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh xuất phát từ “Hoạt động dạy” của giáo viên, vì thế muốn tổ chức hoạt động nhóm đạt hiệu quả thì giáo viên cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của giáo viên phải kích thích động cơ học tập đúng đắn của mỗi học sinh: giáo viên cần lựa chọn nội dung hoạt động nhóm xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của học sinh, đưa ra những đề tài có tính lôi cuốn, hấp dẫn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Cách thức tổ chức hoạt động nhóm của giáo viên phải kích thích và khai thác được tiềm năng của mỗi học sinh, tạo ra môi trường an toàn, thân thiện giúp nảy sinh nhu cầu, hứng thú nhận thức ở học sinh.
Khi tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên cần giúp học sinh nhận thấy giá trị, ý nghĩa của hoạt động nhóm, làm cho học sinh hiểu rằng thực thi nhiệm vụ của nhóm không chỉ tạo ra sảm phẩm chung cho tập thể mà còn đáp ứng nhu cầu và động cơ học tập của mỗi nhóm, mỗi cá nhân.Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các phương tiện học tập đa dạng và phát huy khả năng sử dụng các phương tiện ấy để đạt được mục tiêu chung của nhóm.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nghiên cứu tài liệu vì hoạt động nhóm đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng nghiên cứu độc lập và có kĩ năng làm việc tập thể. Muốn thực hiện được nhiệm vụ chung, học sinh cần dựa trên nền tảng tri thức. Nền tảng ấy một phần được tạo ra từ quá trình lĩnh hội tri thức trong giờ thuyết trình trên lớp, một phần do học sinh tự thu thập, tìm kiếm trong nguồn tài liệu tham khảo đa dạng. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh cách tìm kiếm, thu thập, phân tích, chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và cách ứng dụng những thông tin đó vào trong các tình huống thực tiễn.
Hoạt động nhóm của học sinh luôn gắn liền với kiến thức, kinh nghiệm của họ, vì thế nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh biết cách sử dụng kiến thức, kinh nghiệm sẵn có vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh nâng cao tri thức, mở rộng sự hiểu biết. Giáo viên là người “dẫn dắt” học sinh đi theo những con đường tri thức mới, khám phá những điều mới lạ, hình thành quan điểm mới và phát huy lối tư duy tích cực cho các em.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]