SKKN Một số phương pháp giảng dạy ca dao – Dân ca nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 7
- Mã tài liệu: BM7070 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1153 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Lam Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Lam Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp giảng dạy ca dao – Dân ca nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 7”:
Phần ca dao-dân ca có ý nghĩa quan trọng như các phần, các nội dung học khác trong chương trình Ngữ văn bậc THCS. Phần học này không chỉ có ý nghĩa nhằm củng cố kiến thức văn học cho học sinh mà còn mang tính hữu ích, ứng dụng, góp phần tạo ra kiến thức tổng thể có hệ thống về môn học, ngoài ra còn góp phần hoàn thiện nhân cách để một người học sinh phát triển toàn diện về tri thức, biết cảm nhận cái hay cái đẹp của thể thơ dân tộc. Do vậy bản thân nhận thấy đây là một vấn đề thiết thực cần được thực hiện trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS. Theo tôi, để giảng dạy tốt phần ca dao-dân ca giáo viên cần chú trọng các bước theo quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị(về tư liệu, thiết bị, kiến thức).
Bước 2: Giảng dạy trên lớp(là bước quan trọng).
Bước 3: Luyện tập và hướng dẫn học ở nhà.
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại cho đến nay vẫn chưa hề cũ.Vì dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một trong những yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cách đi đúng hướng trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp nội dung dạy-học Ngữ văn ở THCS theo chương trình SGK mới hiện nay.
Như chúng ta đã biết SGK Ngữ văn mới hiện nay được biên soạn theo chương trình tích hợp, lấy các kiểu văn bản làm nơi gắn bó ba phân môn (Văn-Tiếng Việt-Tập làm văn), vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa tiêu biểu cho các thể loại ở các thời kì lịch sử văn học, vừa phải đáp ứng tốt cho việc dạy các kiểu văn bản trong Tiếng Việt và Tập làm văn. Vì vậy SGK Ngữ văn 7 hiện nay có cấu trúc theo kiểu văn bản, lấy các kiểu văn bản làm trục đồng quy. Ở chương trình Ngữ văn THCS các em được học 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và điều hành. Sáu kiểu văn bản trên được phân học thành hai vòng (vòng 1: lớp 6-7; vòng 2: lớp 8-9) theo nguyên tắc đồng tâm có nâng cao. Ở lớp 7 các em học ba kiểu văn bản: biểu cảm, lập luận và điều hành. Trong đó học kì I chỉ tập trung một kiểu văn bản là biểu cảm. Chính vì vậy mà SGK Ngữ văn 7 đã đưa những tác phẩm trữ tình dân gian (cụ thể là ca dao-dân ca) nhằm minh hoạ cụ thể, sinh động cho kiểu văn bản biểu cảm giúp các em dễ dàng tiếp nhận (đọc, hiểu, cảm thụ, bình giá về ca dao-dân ca một thể loại trữ tình dân gian).
Cách dạy văn học dân gian cụ thể là tác phẩm ca dao-dân ca về cơ bản giống như cách dạy văn học viết. Điều đó là cần thiết song chưa đủ vì ngoài những đặc điểm giống, văn học dân gian còn có những điểm khác với văn học viết, về mặt lịch sử phát sinh phát triển, tác giả, cách thức sáng tác lưu truyền, nội dung tư tưởng, thể loại. Do vậy, cần phải có những phương pháp phù hợp để giảng dạy ca dao-dân ca.
Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về “Một số phương pháp giảng dạy ca dao-dân ca nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 7 ở Trường THCS Minh Khai”.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận của vấn đề:
Môn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của Trường THCS, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như: lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có khả năng cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Trong chương trình cấp học, phần ca dao-dân ca chiếm một vị trí quan trọng được đưa vào lớp 7. Việc lựa chọn đưa phần ca dao vào học ở lớp 7 là thỏa đáng, bởi vì tuy dung lượng kiến thức chưa thật nhiều (học ở tuần 3 và tuần 4). Nhưng đó là những bài ca dao được lựa chọn, tiêu biểu cho các nội dung của ca dao dân ca Việt Nam đó là: Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; Những câu hát than thân; Những câu hát châm biếm. Qua đó học sinh được tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hóa, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam. Từ đó giáo dục cho học sinh biết trân trọng, yêu quý thành tựu văn học nước nhà, có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Hơn nữa thông qua những bài học, mỗi học sinh có ý thức và biết ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách lễ phép có văn hóa.
Ca dao-dân ca là sản phẩm tinh thần của người lao động, nó ra đời và tồn tại vì nhu cầu của con người. Mỗi lời ca đều gây được những rung động sâu xa trong lòng người đọc. Chính điều đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn con người. Bởi vì“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.(Hoài Thanh)
Ngoài việc cảm nhận được cái hay cái đẹp mà ca dao dân ca đem lại, nếu học sinh học thuộc và nắm chắc kiến thức về thể loại văn học dân gian này, sẽ là những bước đường thuận lợi, có điều kiện tốt để tìm hiểu các tác phẩm văn học khác, đặc biệt là thơ trữ tình.
- Thực trạng của vấn đề
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở Trường THCS, tôi nhận thấy nếu biết huy động vốn kiến thức của giáo viên và học sinh, người giáo viên biết tìm tòi một phương pháp giảng dạy thỏa đáng thì học sinh sẽ càng yêu thích môn học Ngữ văn. Hơn nữa ca dao-dân ca là thể loại trữ tình đặc sắc mang rõ nét bản sắc văn học Việt Nam, lời lẽ giải dị không cầu kì, dễ nhớ dễ thuộc, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ và lối viết thể thơ dân tộc (lục bát) đã khiến nhiều học sinh yếu kém thích học tập phần văn học này.
Song thực tế trong giảng dạy, một số giờ dạy chưa thực sự thu hút sự quan tâm hứng khởi của học sinh. Có lẽ cách vào bài mới, hướng dẫn cách đọc, việc phân tích của người thầy còn sơ sài, việc cảm nhận của học sinh còn chung chung nên chưa nắm bắt được cái hồn, ngụ ý sâu xa trong mỗi từ, mỗi câu chữ của thể thơ lục bát- một thể thơ dân tộc truyền thống thường được sử dụng trong ca dao-dân ca, thực sự học sinh chưa học tập được nhiều cách nói năng ý nhị duyên dáng để vận dụng trong giao tiếp hàng ngày, tức khả năng ứng dụng chưa cao. Tóm lại là chưa khai thác hết cái hay cái đẹp mà mỗi bài ca dao đem lại.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]