SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán
- Mã tài liệu: BM6165 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 3174 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS LAWRENCE S.TING |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS LAWRENCE S.TING |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a) Mục tiêu của giải pháp
b) Nội dung và cách thức thực hiện
b.1. Nắm vững kiến thức cũ (kiến thức đã được học trên lớp, kiến thức đúng mà các em tự học được trong cuộc sống)
b.2. Xác định rõ mục tiêu học tập
b.3. Xây dựng kế hoạch học tập
b.4. Qúa trình thực hiện kế hoạch
b.5. Kết quả của hoạt động
b.6. Khả năng liên hệ, ghi nhớ có chọn lọc thông tin, hệ thống kiến thức
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Mô tả sản phẩm
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trong những năm làm công tác giảng dạy bộ môn toán, tôi luôn không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy để sao cho có thể giúp các em học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết và cũng có thể vận dụng linh hoạt kiến thức toán học vào trong thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó tôi cũng đặt nhiệm vụ hàng đầu cho chính bản thân mình là: Làm thế nào để các em phát huy được năng lực tự học của bản thân? Phương pháp nào có thể đưa các em đến với kiến thức nhanh, chính xác và khơi dậy ở các em niềm đam mê Toán học?… Rất nhiều những yêu cầu được đặt ra, nhưng bản thân tôi nhận thấy rằng việc “ Rèn cho học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học toán là rất cần thiết. Bởi với học sinh lớp 6, các em vừa mới bước vào môi trường học mới (cấp THCS) các em bắt đầu làm quen với những môn học mới với những phương pháp giảng dạy và cách thức ghi bài mà yêu cầu ở các em thao tác nhanh nhẹn, chủ động kiến thức,…Nếu không có năng lực tự học tập môn toán, các em sẽ dần mất đi kĩ năng chủ động nắm bắt kiến thức, lười học toán, phụ thuộc vào những kiến thức mà giáo viên truyền đạt, thiếu sự sáng tạo dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Vì thế việc giúp học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin, có phương pháp học tập phù hợp, tạo hứng thú, tăng đam mê đối với môn toán là những phương pháp nhằm phát huy năng lực tự học, sở trường của bản thân.
Từ xưa những câu ca dao, tục ngữ như “ Tôn sư trọng đạo”, “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” , “ Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, …với ý nghĩa đề cao, coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là thầy làm hết tất cả cho trò, mà thầy nhiệt tình truyền đạt kiến thức, còn trò nỗ lực để chủ động chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng sáng tạo kiến thức đó vào thực tế cuộc sống. Một khi học sinh chỉ lĩnh hội kiến thức một cách bị động từ thầy thì các em sẽ nắm bắt kiến thức ấy rất mờ nhạt, nhanh quên, lười vận dụng vào thực tế. Nhưng khi học sinh kết hợp được những kĩ năng như: tiếp thu bài học trên lớp, chủ động tìm tòi mở rộng kiến thức trong sách tham khảo, thực tế cuộc sống, trải nghiệm và sáng tạo thì kết quả đạt được không chỉ là kiến thức mà còn là kĩ năng vận dụng, sáng tạo vào cuộc sống.
Đặc biệt những năm gần đây được sự quan tâm của lãnh đạo PGD đã tổ chức các buổi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chủ đề tích hợp, dạy học trải nghiệm sáng tạo, … tôi như được mở rộng kiến thức và học hỏi được những phương pháp giảng dạy mới để một lần nữa khẳng định rằng “ Rèn luyện năng lực học, tự học toán ở học sinh” đặc biệt là học sinh lớp 6 là rất cần thiết. Hiệu quả sẽ được nâng cao nếu giáo viên biết linh hoạt kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau phù hợp với đối tượng học sinh. Trong đó với đối tượng học sinh lười học (không có khả năng tự học) thì các em thường không nắm chắc kiến thức, đứng trước một vấn đề cần giải quyết các em không biết tự tìm ra hướng giải quyết, không tự đánh giá được đâu là đúng, cần làm và đâu là sai, luôn bằng lòng với những gì đã có không tự bổ sung cho mình những điều cần thiết trong nhận thức. Nên theo tôi việc bồi dưỡng và phát huy năng lực học, tự học cho học sinh là rất cần thiết. Đó là lý do để tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán”
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Trong những năm vừa qua Bộ giáo dục đào tạo đã nêu ra những hạn chế, yếu kém của giáo dục, trong đó có yếu tố chưa coi trọng việc thực hành, vận dụng kiến thức học được vào thực tế. Đặc biệt hiện nay hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành thói quen, rất đông học sinh không có hứng thú, có động lực với việc học Toán, cảm thấy học môn Toán khó và “khô khan”, chỉ là những con số và những phép tính (đặc biệt còn khó hơn với học sinh có lực học yếu). Vì vậy việc học Toán với các em rất nặng nề và bị động, hiệu quả học tập không cao và kéo theo đó là nhiều hệ luỵ khác. Nguyên nhân từ đâu? Có rất nhiều lí do cho việc học sinh không thích học toán, lười học và học yếu. Nhưng là người giáo viên dù với lí do nào thì trước tiên bản thân người giáo cần phải có phương pháp dạy học phù hợp và khơi dậy được ở các em niềm đam mê, chủ động, sáng tạo trong học tập, có như vậy mới giúp các em và phụ huynh có một cái nhìn khác về học tập nói chung và về học Toán nói riêng. Qua những năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng để phát huy năng lực tự học Toán của học sinh lớp 6 nói riêng và học sinh THCS nói chung, người giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động học tập của học sinh theo hướng chủ động tích cực. Hướng dẫn, khích lệ các em để các em tìm ra kiến thức, tư duy logic và vận dụng sáng tạo. Từ đó giúp học sinh phát huy được năng lực tự học toán của bản thân và dần đáp ứng được yêu cầu giáo dục suốt đời của xã hội phát triển và công nghệ như hiện nay.
Để làm được điều này, giáo viên cần có cái nhìn sâu sắc hơn, quan tâm và chú ý đến việc phát huy năng lực tự học của học sinh. Với các em học sinh cần xác định rõ mục tiêu học tập, có kế hoạch học tập cụ thể, sắp xếp thời gian hợp lí, chọn lọc và ghi nhớ kiến thức, học bài cũ, chuẩn bị bài mới, làm các bài tập vận dụng kiến thức và vận dụng sáng tạo. Ngoài ra khi học sinh được rèn tốt năng lực tự học các em còn có thể giải toán Violympic đạt hiệu quả với thao tác nhanh nhẹn hơn, học sinh có thể chủ động vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các bài toán thực tiễn, linh hoạt và sáng tạo trong học tập trải nghiệm,… để từ đó trang bị cho các em những nền tảng ban đầu trong việc phát triển năng lực tiềm tàng của chính mình, nhằm chuẩn bị tâm thế cho việc “học thường xuyên, học suốt đời” thì tự học chính là sợi chỉ xuyên tâm.
- Đối tượng nghiên cứu
Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 trường THCS Lương Thế Vinh phát huy tốt năng lực học, tự học môn Toán
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 6A1, 6A2 trường THCS Lương Thế Vinh năm học ………….; Các bài tập vận dụng, mở rộng trong chương trình Toán 6 (SGK toán 6 và tài liệu hướng dẫn học toán 6; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Toán; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 6)
- Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những định hướng ban đầu, nội dung được dựa trên những phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua quá trình trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 6.
– Phương pháp trực quan thông qua các hình ảnh trên sách hướng dẫn, đồ vật thực tế, sự vật hiện tượng gần gũi trong cuộc sống; Quan sát sự tiến bộ của học sinh.
– Phương pháp tham khảo sách, tài liệu: Sách giáo khoa toán 6; Sách hướng dẫn toán 6; Sách nâng cao và phát triển toán 6; Sách bồi dưỡng học sinh giỏi toán 6.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: tham khảo ý kiến, học hỏi phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, thi GVDG, dự giờ thăm lớp.
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
– Phương pháp thực nghiệm.
– Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm.
- NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Cơ sở lý luận
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục, vì vậy trong phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Nghị quyết số 29 – NQ/TW Hội nghị trung ương 8 khoá XI chỉ rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng. Chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Học là một quá trình trong đó dưới sự định hướng của người dạy, người học tự giác, tích cực, độc lập tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ môi trường xung quanh bằng các thao tác trí tuệ và tay chân nhằm hình thành cấu trúc tâm lí mới để biến đổi nhân cách của các em theo hướng ngày càng hoàn thiện. Không ai có thể thay thế các em và chỉ có các em mới tạo ra sự thay đổi cho chính bản thân mình.
Qua đó, việc học đã là hàm chứa tự học. Và tự học không có nghĩa chỉ là việc học ngoài giờ lên lớp, mà hoạt động học còn được diễn ra trên lớp dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của giáo viên để các em có thể tìm tòi, phát hiện, phân tích và chiếm lĩnh kiến thức bằng chính tư duy của mình để học có hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng mò mẫm thiếu cơ sở. Học – Tự học có mối liên quan mật thiết với nhau và kết quả đem lại còn tuỳ thuộc vào mức độ tự lực và trình độ khác nhau của mỗi em, vào kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn việc học của mỗi giáo viên.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]