SKKN Một số thủ thuật gây hứng thú của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4119 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 799 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Hoàng Thị Phượng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Yêu Thương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số thủ thuật gây hứng thú của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Thủ thuật tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
Giải pháp 2: Thủ thuật sử dụng câu đố, bài hát, hình ảnh… để làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh
Giải pháp 3: Thủ thuật sử dụng thí nghiệm để nâng cao khả năng phán đoán, suy luận, quan sát, so sánh, và phân loại ở trẻ
Giải pháp 4: Thủ thuật tổ chức cho trẻ được dạo chơi tham quan để khắc sâu biểu tượng về sự vật, hiện tượng
Giải pháp 5: Phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | TIÊU ĐỀ | TRANG |
MỤC LỤC | ||
I | MỞ ĐẦU | |
1 | Lý do chọn đề tài | |
2 | Mục đích nghiên cứu | |
3 | Đối tượng nghiên cứu | |
4 | Phương pháp nghiên cứu | |
II | NỘI DUNG | |
1 | Cơ sở lí luận | |
2 | Thực trạng | |
2.1 | Thuận lợi | |
2.2 | Khó khăn | |
2.3 | Kết quả khảo sát | |
3 | Các giải pháp thực hiện | |
3.1 | Giải pháp 1: Thủ thuật tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho trẻ | |
3.2 | Giải pháp 2: Thủ thuật sử dụng câu đố, bài hát, hình ảnh… để làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh | |
3.3 | Giải pháp 3: Thủ thuật sử dụng thí nghiệm để nâng cao khả năng phán đoán, suy luận, quan sát, so sánh, và phân loại ở trẻ | |
3.4 | Giải pháp 4: Thủ thuật tổ chức cho trẻ được dạo chơi tham quan để khắc sâu biểu tượng về sự vật, hiện tượng | |
3.5 | Giải pháp 5: Phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh | |
4 | Hiệu quả đạt được | |
III | KẾT LUẬN |
- MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non chiếm một vị trí rất quan trọng, là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của quá trình giáo dục thường xuyên và đặt nền móng ban đầu của việc giáo dục nhân cách con người mới thật sự khoẻ mạnh, có tấm lòng nhân hậu, yêu quý cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết và giàu trí tưởng tượng, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh.
Một trong những nội dung quan trọng của giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non là cho trẻ được trải nghiệm, được khám phá thế giới xung quanh. Thế giới xung quanh là một thế giới luôn cuốn hút sự chú ý của trẻ, đây là những cảm nhận đầu tiên trong cuộc sống của trẻ, từ đây mở ra cho trẻ một thế giới mới, hướng trẻ tiếp cận và lĩnh hội được toàn diện thế giới xung quanh vô cùng phong phú đó.[1]
Đặc điểm của trẻ độ tuổi mầm non, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ rất say mê với những trò chơi đuổi bướm, hái hoa… Trẻ thích ngắm nhìn trời đất, nhìn mây bay, nhìn những giọt mưa rơi tí tách ngoài mái hiên. Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao nhiêu điều thắc mắc như: Tại sao lại có mưa? Mưa từ đâu rơi xuống? Mây từ đâu bay đến và mây sẽ bay về đâu? Tối mây có đi ngủ như mình không? Cây xanh có từ đâu? Vì sao cây xanh lại sống được?…..
Cho trẻ khám phá khoa học sẽ mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, thế giới xung quanh sinh động là vậy, tích cực là vậy, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng. Mặt khác cho trẻ khám phá khoa học sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên (cỏ, cây, hoa, lá) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau)…..Từ đó sẽ là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra.
Hoạt động khám phá khoa học là hoạt động giúp trẻ đi tìm kiếm và khai thác tất cả những gì diễn ra xung quanh mình trong cuộc sống. Một hoạt động mà ở đó có cả một sự sáng tạo phát triển và khai thác ở trẻ vốn ngôn ngữ phong phú, óc tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng.
Để đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, cô giáo mầm non giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng đối với trẻ. Người trực tiếp dẫn dắt trẻ, giúp trẻ cảm nhận và thêm yêu cuộc sống thiên nhiên không ai khác chính là cô giáo. Vì thế đòi hỏi cô giáo có một trách nhiệm và tinh thần rất cao, phải là người có tính sáng tạo, luôn tìm tòi khám phá, tích cực trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Cô giáo là người quyết định toàn bộ hoạt động sáng tạo của trẻ, điều khiển sự phát triển của trẻ phù hợp với lứa tuổi. Chính vì thế mối quan hệ của cô và trẻ là mối quan hệ gắn bó, chia sẻ lẫn nhau, không áp đặt gò ép trẻ. Từ đó phát triển tích cực hoạt động sáng tạo và hình thành ở trẻ một số phẩm chất đạo đức tốt, biết phân biệt giữa cái đẹp, cái xấu trong sinh hoạt hàng ngày để từ đó trẻ biết hướng tới cái đẹp và làm theo cái đẹp.
Thực tế hiện nay việc dạy hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi còn tẻ nhạt, vẫn còn tình trạng giáo viên ngại dạy hay dạy cho qua loa, không bài bản dẫn đến trẻ chưa có hứng thú học tập, bên cạnh đó hình thức của cô trong quá trình dạy trẻ chưa phong phú, việc sử dụng những thủ thuật gây hứng thú khi vào bài của cô chưa có sự đầu tư, sáng tạo. Đứng trước thực trạng này bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thấy việc tìm ra những thủ thuật gây hứng thú cho trẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học là rất cần thiết. Vì vậy, trong năm học ………. tôi đã chọn đề tài “Một số thủ thuật gây hứng thú của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. Để cùng trao đổi và chia sẻ với các bạn đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ trước đến nay, trong trường mầm non khi dạy trẻ hoạt động Khám phá khoa học nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, trẻ chỉ được sờ, mó, nếm các đồ vật, nhưng ít khi trẻ được thí nghiệm hoặc giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ. Chính vì vậy trẻ chưa được trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. Qua nghiên cứu bản thân tôi muốn đưa ra các biện pháp để trẻ được khám phá thế giới xung quanh đạt hiệu quả tốt nhất bằng các thủ thuật vào bài gây hứng thú cho trẻ.
Thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ thực sự làm chủ những gì trẻ biết tức là trẻ biết vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống xung quanh để thực hiện nhu cầu của mình giúp trẻ hiểu được phần nào về cuộc sống hiện thực xung quanh trẻ.
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số thủ thuật gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động Khám phá khoa học, giúp trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa hứng thú tham gia hoạt động và đạt kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số thủ thuật gây hứng thú của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát sư phạm: Thông qua việc quan sát hoạt động của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Thông qua việc trực tiếp giảng dạy hàng ngày của bản thân và dự giờ của các đồng nghiệp.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với các giáo viên trong nhà trường, trò chuyện trực tiếp cùng trẻ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]