SKKN Một vài biện pháp nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh lớp 6
- Mã tài liệu: BM6067 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 739 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mỹ Đình 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mỹ Đình 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài biện pháp nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập
3.2. Tạo hứng thú cho HS trong việc dạy của giáo viên
3.2.1.Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò.
3.2.2.Tạo hứng thú trong khâu giới thiệu bài
3.2.3.Tạo hứng thú trong khâu phân tích ngữ liệu
3.2.4.Tổ chức trò chơi học tập
3.2.5. Tạo hứng thú trong khâu làm bài tập nhanh
3.2.6. Tạo hứng thú trong khâu cho điểm
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy môn Ngữ văn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề học tập môn Ngữ văn của học sinh (HS) Trung học phổ thông nói chung, Trung học cơ sở (THCS) nói riêng khiến thầy cô giáo và các nhà giáo dục rất lo ngại. Điểm thi của nhiều em, trong các kì thi quan trọng khá thấp. Bài làm của các em không những yếu mà có những học sinh còn làm sai lệch nội dung bài học, hoặc cá biệt còn có em để giấy trắng. Điều đó cho thấy chất lượng thấp và thái độ thờ ơ của HS đối với môn Ngữ văn. Đâu đó ta vẫn thấy cách HS nói chuyện với nhau một cách cộc lốc, viết bài làm văn thì bị bí từ, dùng sai nghĩa của từ, cảm nhận văn học thì khô khan… Đó chẳng phải là hậu quả của việc thờ ơ, xem nhẹ môn Ngữ văn, trong đó có phân môn Tiếng Việt đó sao?
Không chỉ trong bộ môn Ngữ văn, mà đối với tất cả các môn học khác thì phân môn Tiếng Việt có tầm quan trong đặc biệt. Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt, quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác, Tiếng Việt là một công cụ giao tiếp và tư duy, nên môn Tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức năng kép mà các môn học khác không có. Đó là chức năng trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp: tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Phân môn tiếng Việt được xem là “chìa khóa” mở đầu cho các môn học khác.
Quan trọng là thế, song Tiếng Việt lại chưa thực sự được coi trọng, nếu như không muốn nói là bị xem nhẹ trong những năm gần đây. Trong bộ môn Ngữ văn thì phân môn tiếng Việt luôn bị xem là khô khan, là khó học, là “rắc rối”. Người ta vẫn thường nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Chính vì thế mà đa số các em rất ngại học phân môn này.
Nguyên nhân nào khiến chất lượng học tập môn Ngữ văn cũng như phân môn Tiếng Việt xuống thấp như vậy? Có nhiều nguyên nhân nhưng một trong số các nguyên nhân đó là do giáo viên chưa biết tạo hứng thú với học sinh qua từng tiết, từng bài dạy. Bởi chỉ khi có hứng thú học tập các em mới chủ động tham gia các hoạt động học tập trên lớp, thay vì ngồi chờ trống hết giờ một các mệt mỏi, uể oải. Và nếu không có hứng thú học tập thì sẽ không tập trung, không hiểu bài, kiến thức bị thiếu hụt, dẫn đến kết quả học tập không cao. Trong khi đó, kiến thức có sự liên quan tới nhau, nên một bài không hiểu dẫn đến khó hiểu cho những bài tiếp theo sau đó. Cũng như lớp này bị hổng kiến thức thì học các lớp sau sẽ rất khó khăn.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn nhiều năm tại các trường vùng sâu, vùng xa (THCS Quang Hiến, THCS Trí Nang- Huyện Lang Chánh-tỉnh Thanh Hóa) tôi cũng nhận thấy những hạn chế này đối với học sinh của mình. Từ đó tôi đã không ngừng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục vấn đề. Một phần giúp học sinh có hứng thú học tập và học tập tốt hơn môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập chung trong toàn trường. Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi xin mạnh dạn đề cập đến “Một vài biện pháp nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh lớp 6 (lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy) của trường THCS Trí Nang trong giờ học Tiếng Việt”.
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Một vài biện pháp nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh lớp 6 của trường THCS Trí Nang trong giờ học Tiếng Việt”, nhằm các mục đích sau:
– Trước hết để bản thân có cơ hội và điều kiện hiểu thêm về đối tượng HS mà mình trực tiếp giảng dạy. Từ đó có những biện pháp phù hợp giúp các em yêu thích môn học Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng, vốn là những môn học mà các em vẫn xem là khó và chưa dành tình cảm nhiều cho nó. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
– Đồng thời tài liệu này có thể giúp cho giáo viên dạy môn Ngữ văn áp dụng cho các lớp, các bài cụ thể.
-Tôi cũng hy vọng, với bài nghiên cứu của mình sẽ mở ra cho nhiều hướng nghiên cứu mới về vấn đề tạo hứng thú học tập cho học sinh ở tất cả các phân môn, các bộ môn khác trong nhà trường để các em say mê học tập, vui thích đến trường đúng với câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà kinh nghiệm hướng tới là giúp 24 học sinh khối 6 của trường THCS Trí Nang có được hứng thú trong giờ học phân môn tiếng Việt-
Một phân môn vốn được xem là khó học, là khô khan.
- 4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
– Phương pháp thu thập thông tin
– Phương pháp thống kê số liệu
- NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
Môn Ngữ văn được chia làm ba phân môn: Văn học, Tập làm văn và tiếng Việt. Mỗi phân môn chiếm một vị trí quan trọng riêng và có sự ảnh hưởng tới nhau. Song phải thấy một điều, mức độ ảnh hưởng của phân môn Tiếng Việt đối với hai phân môn còn lại là rất lớn. Tiếng Việt không chỉ là công cụ để học tập hai phân môn còn lại, Tiếng Việt còn là công cụ ngôn ngữ giúp ta giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc,…Chính vì vậy, việc tạo hứng thú để học sinh yêu thích và học tốt Tiếng Việt là điều rất quan trọng.
Vậy hứng thú là gì? Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp HS học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.
- Thực trạng vấn đề
Học sinh của trường THCS Trí Nang có tới 99% các em là dân tộc Thái. Điều kiện kinh tế khó khăn, sự quan tâm của gia đình và địa phương chưa được như mong muốn. Trong khí đó các em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, do các em có thói quen giao tiếp với nhau ở khắp mọi nơi đều bằng ngôn ngữ dân tộc Thái của mình, trừ khi trong giờ học và giao tiếp với giáo viên. Các em cũng thờ ơ với việc học tập môn Ngữ văn trong đó có phân môn Tiếng Việt. Từ chỗ thờ ơ dẫn đến học kém. Càng không hiểu bài các em càng chán nản thậm chí sợ và nghĩ môn học này khó. Tất cả các lí do trên khiến chất lượng môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong quá trình giảng dạy các em, nhất là khi làm bài tập, làm bài kiểm tra, tôi nhận thấy kĩ năng làm văn nói chung và kĩ năng làm bài tập tiếng Việt nói riêng của các em còn rất kém. Thực tế :
– Có học sinh làm xong bài kiểm tra nhưng trình bày các ý lộn xộn, khó hiểu, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
– Có học sinh làm chưa xong bài và viết sai yêu cầu của đề (do đọc không kĩ đề hoặc không biết cách trình bày)
– Có học sinh không làm nộp giấy trắng
– Nhiều học sinh bài làm không có số câu, tùy đâu làm đấy.
– Đặc biệt, rất nhiều bài làm qua loa cho xong tay để nộp bài, không cần biết
đúng hay sai hoặc chép nguyên bài của bạn mà bản thân không biết mình đang viết gì.
Khi có ý tưởng làm sáng kiến này, tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ về tình yêu và hứng thú học tập phân môn tiếng Việt so với các môn khác, như Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân (GDCD), Thể dục đối với học sinh lớp 6 tại trường THCS Trí Nang và kết quả như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 105
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 145
- 3
- [product_views]
- 0
- 166
- 4
- [product_views]
- 0
- 152
- 5
- [product_views]
- 6
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 185
- 7
- [product_views]
- 6
- 174
- 8
- [product_views]
- 2
- 116
- 9
- [product_views]
- 0
- 154
- 10
- [product_views]