SKKN Một vài kinh nghiệm rèn chữ viết thông qua dạy học phân môn Tập viết lớp 2
- Mã tài liệu: BM2016 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 468 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phạm Văn Bạch |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Phạm Văn Bạch |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một vài kinh nghiệm rèn chữ viết thông qua dạy học phân môn Tập viết lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
*Giải pháp 1.Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng
*Giải pháp 2. Hướng dẫn học sinh viết chữ.
*Giải pháp 3. Rèn nếp viết chữ rõ ràng, sạch đẹp
*Giải pháp 4. Thực hiện đúng quy trình dạy tập viết lớp 2
*Giải pháp 5. Rèn chữ viết cho học sinh thông qua các môn học khác
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong cuộc sống con người luôn có nhu cầu giao lưu về tình cảm với nhau, nhằm truyền đạt những khái niệm, tri thức,…cho nhau, chính vì vậy mà ngôn ngữ xuất hiện.
Cùng với ngôn ngữ người ta dùng cử chỉ, điệu bộ, hình vẽ,… để phụ giúp cho ngôn ngữ trong việc biểu lộ cảm xúc, truyền đạt thông tin cho nhau và cuối cùng là chữ viết đã xuất hiện. Đó là bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người. Chữ viết trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Chữ viết là một phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, bên cạnh ngôn ngữ nói, muốn cho mọi người đọc được chữ viết của mình, người viết phải viết đúng, rõ ràng, đẹp. Nếu viết sai, viết ngoáy, viết chữ quá xấu sẽ gây khó khăn cho người đọc hoặc chính bản thân mình cũng không đọc được chữ mình viết.
Chính vì chữ viết quan trọng như vậy mà trong nhà trường nhất là bậc Tiểu học, học sinh phải được học tập viết, chính tả,… nhằm rèn luyện kỹ năng viết chữ ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường.
Chữ viết là một công cụ giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Không những thế chữ viết còn thể hiện tính cách con người. Vì vậy, dạy học sinh viết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt.
Trong những năm học qua, việc ban hành mẫu chữ mới với kiểu chữ truyền thống được dạy ở Tiểu học đã nhận được sự ủng hộ đồng tình của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Ngay từ đầu cấp Tiểu học: Lớp 1, lớp 2,… phong trào luyện chữ viết lan rộng ở khắp các nhà trường. Nét chữ truyền thống thể hiện bản sắc văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên việc thay đổi mẫu chữ từ cải cách sang mẫu chữ hiện hành làm cho giáo viên không khỏi lúng túng. Việc dạy tập viết sao cho đúng quy trình, đúng phương pháp, có hiệu quả để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu và khổ luyện sao cho chữ viết của cô đúng là mẫu của trò. Nhất là đối với các em học sinh lớp 2 vừa từ lớp 1 lên, các em mới bước đầu làm quen với cách viết chữ nhỏ, kỹ năng viết chữ của các em còn nhiều hạn chế. Ở lớp 2, nếu giáo viên biết cách rèn chữ viết cho các em một cách bài bản, đúng yêu cầu đòi hỏi phải có phương pháp tốt. Chính vì vậy tôi quyết định chọn viết đề tài: “Một vài kinh nghiệm rèn chữ viết thông qua dạy học phân môn Tập viết lớp 2 trường Tiểu học Trường Giang 2”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu nội dung, biện pháp dạy phân môn Tập viết và một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 nhằm giúp giáo viên nắm chắc chương trình, mẫu chữ viết và sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp, làm cho chất lượng chữ viết của học sinh được nâng cao.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
a, Đối tượng nghiên cứu:
“Một vài kinh nghiệm rèn chữ viết thông qua dạy học phân môn Tập viết lớp 2”.
– Gồm 20 học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Trường Giang 2.
b, Phạm vi nghiên cứu:
Tôi đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm. vì vậy, tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc nâng cao chất lượng chữ viết cho học lớp 2.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong đề tài này tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp dạy học như sau:
Phương pháp trực quan; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp hỏi đáp
Phương pháp luyện tập thực hành; Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trên cơ sở học sinh biết viết các chữ hoa theo đúng quy định về hình dáng, kích cỡ ( vừa và nhỏ ), thao tác viết ( đưa bút ) theo đúng quy trình viết. Biết viết các cụm từ ứng dụng của từng bài. Từ đó hình thành cho các em kỹ năng viết chữ, rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, khéo léo, ham hiểu biết và hứng thú viết chữ đẹp.
Lớp 2 là lớp học sinh đầu cấp Tiểu học, khả năng viết chữ của học sinh còn hạn chế. Ở lớp 1, các em mới được làm quen với cách viết chữ thường cỡ vừa và nhỏ. Lên lớp 2, các em sẽ được làm quen với cách viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ, các cụm từ, câu thơ ứng dụng, kiểu viết chữ nghiêng cỡ nhỏ, kiểu viết chữ đứng cỡ vừa và nhỏ kĩ hơn, sâu sắc hơn để dần hình thành kỹ năng viết chữ đẹp làm nền móng cho các lớp trên.
2. THỰC TRẠNG HỌC PH N MÔN TẬP VIẾT LỚP 2.
a,.Khái quát tình hình địa phương:
Trường tiểu học Trường giang 2 Huyện Nông Cống là Trường đóng trên địa bàn vùng công giáo Ngọc Lẫm theo đạo thiên chúa toàn tòng, chiếm 1/3 dân số toàn xã, tách biệt với trung tâm xã Trường Giang và các xã tiếp giáp bởi hệ thống sông ngòi. Đời sống nhân dân nơi đây còn nhiều khó khăn, đất đai nhiễm chua mặn nhân dân nơi đây chuyên trồng cây chiếu cói. , nhiều gia đình vì đông con nên việc học hành của con cái không được chăm lo và quan tâm đầy đủ; có những gia đình vì cuộc sống nên phải gửi con lại cho ông bà để đi làm ăn. Tuy nhiên có lẽ ngay từ những khó khăn đấy các em đã biết tư duy và càng gắng sức học tập tốt hơn; có những em đã đạt nhiều giải trong các cuộc thi do Trường, do Huyện tổ chức. Nhìn chung đại đa số các em học sinh đều có tinh thần học tập rất tốt
b,Khái quát tình hình nhà trường :
Năm học ……. trường Tiểu học Trường Giang 2 gồm:
* Tổng số: CBGV, NV nhà trường: 14 người . GV trực tiếp đứng lớp: 9 người
* Về trình độ:
– CBGV, NV: ĐH Đạt 100%
– CBQL: 02 . Trình độ ĐH : 2/2. Đạt 100%;
* Về học sinh: Tổng số : 173 HS/7 lớp
Năm học …….
– Môn Tập viết
Kỳ 1 năm học …….
+ Hoàn thành tốt : 43 % + Hoàn thành : 57%
-Tập viết khối 2:Hoàn thành tốt :45 % ;Hoàn thành: 55 %
3. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
a, Thuận lợi:
Được sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí trong BGH chỉ đạo chuyên môn cùng các đồng chí trong tổ khối. Học sinh có nhiều em viết chữ đẹp và tích cực, chăm chỉ rèn luyện
b, Khó khăn:
– Học sinh chưa hiểu hết tầm quan trọng của chữ viết.
– Các em ở lứa tuổi nhỏ, mải chơi nên còn rất hiếu động, viết ẩu.
– Trong năm học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo không chấm điểm cho HS mà chỉ đánh giá kết quả học tập của HS bằng nhận xét. Thông tư này bắt đầu thực hiện từ ngày 15/10/2014 tức là bắt đầu thực hiện từ tuần học thứ 8/35 tuần. Do yêu cầu một phần của thông tư là không giao bài về nhà cho HS nên việc luyện chữ cho các em càng gặp nhiều khó khăn. HS không luyện viết ở nhà mà chỉ luyện trên lớp trong 2 tiết Tập viết và chính tả nên thời gian dành cho các em luyện chữ chỉ dạy vào tiết thực hành luyện viết của buổi chiều học tăng tiết nên giáo viên gặp nhiều khó khăn.
– Một số phụ huynh chưa quan tâm đến vở viết, bút viết cho con em mình.
2. CHƯƠNG TRÌNH, VỞ TẬP VIẾT LỚP 2.
1.2. Số bài, thời lượng học:
Mỗi tuần có một bài tập viết học trong một tiết. Trong cả năm học, HS được học 35 tiết tập viết và 2 tiết kiểm tra dành cho cuối kỳ I và cuối kỳ II.
2.2. Nội dung:
Học sinh được học viết các chữ cái viết hoa, tiếp tục luyện cách viết các chữ cái viết thường và tập nối nét từ chữ hoa sang chữ thường.
3.2. Hình thức rèn luyện:
Trong mỗi tiết tập viết, học sinh được hướng dẫn và tập viết từng chữ cái viết hoa sau đó tập viết cụm từ hoặc câu ứng dụng có chữ hoa ấy.
4.2. Sách giáo khoa, Sách giáo viên:
Nội dung bài tập viết trong SGK Tiếng Việt 2 ( Viết chữ hoa – Viết ứng dụng) được cụ thể hoá thành các yêu cầu luyện tập trong vở tập viết 2.
Trong cả năm học, học sinh sẽ được học viết toàn bộ bảng chữ cái viết hoa do Bộ GD – ĐT ban hành ( Gồm 29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1 và 5 chữ cái viết hoa theo kiểu 2).
Cụ thể:
+ 26 chữ cái viết hoa ( kiểu 1 và kiểu 2) được dạy trong 26 tuần. Mỗi tuần 1 tiết, mỗi tiết dạy một chữ cái viết hoa theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt.
+ 8 chữ cái viết hoa (kiểu 1) được dạy trong 4 tuần.
Mỗi tuần 1 tiết dạy 2 chữ cái viết hoa có hình dạng gần giống nhau: Ă- ,
E – Ê, Ô – Ơ, U – Ư. Cuối năm học (tuần 34) có một tiết ôn cách viết chữ hoakiểu 2. Riêng 4 tuần ôn tập ( Các tuần 2, 9, 18, 35 ) SGK không ấn định nội dung tiết dạy Tập viết trên lớp nhưng vở Tập viết lớp 2 vẫn biên soạn nội dung ôn luyện ở nhà để học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết chữ.
Nội dung mỗi bài tập viết được thiết kế trên 2 trang vở có chữ viết mẫu trên dòng kẻ li và được trình bày như sau:
Trang lẻ.
– Tập viết ở lớp (kí hiệu o) bao gồm các yêu cầu tập viết như sau:
+ Một dòng chữ cái viết hoa cỡ vừa.
+ Hai dòng chữ cái viết hoa cỡ nhỏ.
+ Một dòng viết ứng dụng (Chữ ghi tiếng có chữ cái viết hoa ) cỡ vừa.
+ Ba dòng viết ứng dụng ( Một cụm từ có chữ viết hoa ) cỡ nhỏ.
– Tập viết chữ nghiêng ứng dụng ( Kí hiệu * tự chọn ) thường gồm 3 dòng luyện viết chữ nghiêng theo chữ mẫu.
Trang chẵn.
– Luyện viết ở nhà ( Kí hiệu trên góc trái).
– Tập viết chữ nghiêng (tự chọn)
Sau mỗi chữ viết, trên mỗi dòng đều có điểm đặt bút (dấu chấm) với những dụng ý: Giúp học sinh xác định rõ quy trình chữ viết, đảm bảo khoảng cách đều nhau giữa các chữ, tăng thêm tính thẩm mỹ của trang vở tập viết.
3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA:
Năm học này, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2 với tổng số là 20 em. Ngay từ đầu năm học khi chọn nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của HS .
Thời gian khảo sát : Tháng …….
Nội dung : Một bài viết 30 chữ gồm 2 loại cỡ vừa và cỡ nhỏ, chữ viết thường. Kết quả đạt như sau:
Sĩ số
Vở loại A
Vở loại B
20 em
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
12
60 %
8
40%
4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP N NG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PH N MÔN TẬP VIẾT Ở LỚP 2:
Để tìm ra cách dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình phụ trách. Năm học …….này tôi vẫn tiếp tục sử dụng các phương pháp: đàm thoại, trực quan, thực hành, luyện tập. Nhưng tôi đã mạnh dạn đưa thêm phương pháp: “ So sánh, kiểm tra lẫn nhau” vào giờ Tập viết. Bên cạnh đó tôi có trú trọng hơn đến phương pháp hướng dẫn học sinh luyện tập và thực hành đối với tất cả học sinh trong lớp. Đặc biệt, tôi quan tâm và hướng dẫn tỉ mỉ hơn với những em viết chưa hoàn thành. Sau khi kết hợp các phương pháp giảng dạy như trên trong một tiết học, tôi thấy kết quả bài viết của các em có tiến bộ hơn, các nét viết đều hơn, học sinh viết đúng mẫu, đúng cỡ hơn, chất lượng bài viết của học sinh được nâng cao hơn.
Học sinh lớp 2 tư duy của các em có phát triển so với lớp 1, song khi hướng dẫn viết vẫn đòi hỏi phải thật tỉ mỉ và chuẩn xác. Chính vì thế tôi tiến hành qua từng bước cụ thể như sau:
*Giải pháp 1.Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng :
a, Những điều kiện về cơ sở vật chất:
– Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh:
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học sinh. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học trong Huyện đều đảm bảo các yêu cầu cơ bản, nhất là đối với trường tôi – một trường tiên tiến cấp Huyện nhiều năm.và Trường đã đạt thành tích đạt Trường chuẩn Quốc gia trong năm học 2014-2015. Ánh sáng theo tiêu chuẩn học đường có bảng chống loá, có dòng kẻ rõ ràng, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh khối lớp 2.
– Đồ dùng học tập của học sinh:
Từ loại bút và mực thích hợp đến cách chọn vở, chọn bảng và phấn viết cũng được tôi lưu tâm đến. Hướng dẫn học sinh, phụ huynh tìm mua cho các em những quyển vở có đường kẻ thẳng, đều, rõ ràng và khi viết không bị nhoè mực. Được sự ủng hộ từ phía nhà Trường giới thiệu dùng các sản phẩm giấy chất lượng cao, giấy không bị thấm mực. Đối với vở tập viết có nhãn vở, có tờ lót tay khi viết để thấm mồ hôi ở tay ra giấy trong mùa hè, mùa thu.
Thực tế dạy viết hiện nay cho thấy sử dụng bảng con trong việc rèn chữ cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 vẫn là tối ưu nhất. Có nhiều học sinh được bố mẹ mua cho bảng làm chất liệu Meka màu trắng, dùng bút dạ viết bảng. Dùng loại bảng và bút này có nhiều hạn chế: bảng trơn, học sinh viết không chủ động, mực ra đậm nhạt không đều, khi xoá dễ gây bẩn, mất vệ sinh. Hơn nữa, do bút to quá cỡ tay cầm bút của học sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ.Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra những quyển vở, bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con thì tôi thống nhất toàn lớp để tránh tình trạng chia ô ở bảng con không đồng đều sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]