SKKN Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4041 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 709 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phùng Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Bạch Dương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Phùng Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Bạch Dương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
1. Giải pháp tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học
2. Nâng cao trình độ năng lực sư phạm
3. Tổ chức cho trẻ khám phá trong hoạt động chung
4.Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật, làm thí nghiệm
5.Giải pháp dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên để giúp trẻ hứng
thú và khắc sâu kiến thức về thế giới xung quanh
6. Tổ chức tích hợp các hoạt động khác giúp trẻ khám phá khoa học
7. Ứng công nghệ thông tin trong hoạt động khám phá
8. Giải pháp phối kết hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | Trang |
I | MỞ ĐẦU | |
1 | Lý do chọn đề tài | |
2 | Mục đích nghiên cứu | |
3 | Đối tượng nghiên cứu | |
4 | Phương pháp nghiên cứu | |
II | NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
1 | Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2 | Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN | |
3 | Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
3.1 | Giải pháp tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học | |
a | Tạo môi trường trong lớp | |
b | Môi trường ngoài lớp | |
3.2 | Nâng cao trình độ năng lực sư phạm. | |
3.3 | Tổ chức cho trẻ khám phá trong hoạt động chung. | |
3.4 | Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật, làm thí nghiệm | |
a | Cho trẻ quan sát vật thật: | |
b | Cho trẻ làm thí nghiệm, thực nghiệm: | |
3.5 | Giải pháp dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên để giúp trẻ hứng thú và khắc sâu kiến thức về thế giới xung quanh | |
3.6 | Tổ chức tích hợp các hoạt động khác giúp trẻ khám phá khoa học. | |
3.7 | Ứng công nghệ thông tin trong hoạt động khám phá. | |
3.8 | Giải pháp phối kết hợp với phụ huynh | |
4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường | |
III | KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
1 | Kết luận | |
2 | Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ kính yêu đã nói:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người”[1]
Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm Non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xã hội và cả dân tộc. trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của nhân loại. Để đặt nền móng vững chắc cho các chủ nhân tương lai của đất nước thì ngành học Mầm Non là bước khởi đầu và là nền móng của sự nghiệp giáo dục con người. Chính vì vậy mà mục tiêu chung của giáo dục Mầm Non là tiến hành giáo dục trẻ theo nhiều nội dung nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Một trong những nội dung hết sức cần thiết và quan trọng đó là lĩnh vực khám phá khoa học
Hoạt động khám phá khoa học trong chương trình giáo dục mầm non bao gồm các hoạt động: Tìm hiểu, thử nghiệm về thế giới xung quanh, làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Với đặc điểm của trẻ mầm non thích tìm tòi, khám phá. Hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động trẻ yêu thích. Qua đó giúp trẻ có nhiều kinh nghiệm sống, mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống, giao tiếp ứng xử, và các mối quan hệ. Dần dần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, có ý thức tập thể, biết giúp đỡ mọi người xung quanh.[2]
Nếu như Văn học, Âm nhạc, Tạo hình trong trường mầm non là một môn nghệ thuật, như là một nguồn sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần của trẻ, cổ vũ tinh thần của các cháu bằng những lời ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì “Khám phá khoa học” là một hoạt động thực sự hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở ra cho trẻ cánh cửa rộng lớn hơn. Một cái nhìn hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh trẻ, đưa trẻ đến với cuộc sống xung quanh là đưa trẻ đến với thế giới có biết bao điều kỳ diệu, ở đó có trăng, sao, nắng, gió, chuyện ở ngoài thế gian. “Vì sao lại thế, tại vì sao lại thế? sao không thế này, mà lại là thế kia?… Đưa trẻ đến với thế giới xung quanh chính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ đi những bước đầu tiên hành trình khám phá khoa học với muôn vàn những điều lý thú và mới lạ ở phía trước mà bất cứ ai cũng muốn tìm hiểu, khám phá.[2]
Khám phá khoa học cũng góp phần giáo dục tính thẩm mỹ cho trẻ . Qua đó trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tự làm một số công việc như chăm sóc vật nuôi, cây trồng, biết tự tạo ra cái đẹp, biết yêu lao động, và quý trọng các sản phẩm lao động. Đồng thời qua các trò chơi khám phá khoa học trẻ được vận động một cách khoa học hợp lý, góp phần giúp trẻ phát triển cả về thể lực và nhân cách.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn quan tâm đến việc làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học để hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ Mầm Non. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Nga Mỹ” năm học ……….
- Mục đích nghiên cứu:
Trong công tác giáo dục trẻ Mầm Non thì việc cho trẻ khám phá khoa học về thế giới xung quanh là không thể thiếu. Trẻ sử dụng các giác quan để thu nhận kiến thức, đồng thời phát triển các kỹ năng tư duy. Khám phá khoa học về thế giới xung quanh có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực… Làm quen với môi trường xung quanh là phương tiện để giao tiếp và bầy tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy.
- Đối tượng nghiên cứu:
Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp Lá Non trường Mầm Non Nga Mỹ do tôi phụ trách.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp khảo sát thực tế
– Phương pháp thực hành trải nghiệm
– Phương pháp trực quan – minh họa
– Phương pháp dùng lời nói
– Phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ
– Phương pháp nêu gương.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Khám phá khoa học là một hoạt động học có chủ định trong chương trình giáo dục mầm non. Thông qua hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, thu hút được sự chú ý của trẻ sẽ kích thích được khả năng tư duy sáng tạo, góp phần tích cực phát triển lĩnh vực nhận thức cũng như phát triển toàn diện đối với trẻ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]