SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học phân môn vẽ trang trí ở khối 7
- Mã tài liệu: BM7044 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 852 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thượng Thanh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thượng Thanh |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học phân môn vẽ trang trí ở khối 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phương pháp quan sát
2. Phương pháp trực quan.
3. Phương pháp vấn đáp.
4. Phương pháp gợi mở.
5. Phương pháp nêu vấn đề.
6. Phương pháp trò chơi.
7. Phương pháp làm việc theo nhóm
8. Phương pháp luyện tập
9. Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp phân tích.
10. Trang bị cơ sở vật chất phù hợp với đặc thù của bộ môn.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
*Cơ sở lí luận:
Mĩ thuật là một trong những môn học nghệ thuật nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày.
Phân môn Vẽ trang trí là một trong bốn phân môn của môn Mĩ thuật góp phần tác động trực tiếp đến việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Trong chương trình học của Trung học cơ sở, học sinh được học những khái niệm cơ bản về màu sắc, được học trang trí cơ bản và xuyên suốt cả bốn khối học là trang trí ứng dụng gắn liền với cuộc sống của các em trong đó lớp 7 có rất nhiều bài trang trí hay và đặc sắc.
Trong các năm qua, những thay đổi trong cách dạy học của giáo viên còn rất chậm với nhiều khó khăn. Có một lí do là giáo viên sẽ rất khó thay đổi cách dạy học khi đã trở thành thói quen vì vậy dẫn đến tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
*Cơ sở thực tiễn
Từ thực tiễn giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy: hầu hết các em đều yêu thích môn Mĩ thuật vì qua đó các em được tìm hiểu, làm quen với các tác phẩm hội họa của các họa sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước. Các em được vẽ tranh, vẽ những điều mình mơ ước, yêu thích…Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: nhận thức của phụ huynh học sinh, chưa coi trọng môn học, coi đó là môn phụ nên đồ dùng học sinh còn thiếu thốn, ít đầu tư.
Là một giáo viên dạy môn Mĩ thuật, tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp dạy học có hiệu quả, tìm ra những giải pháp tốt, áp dụng phù hợp với học sinh để việc dạy và học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn Vẽ trang trí nói riêng đạt hiệu quả cao.
Chính vì vậy, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Vẽ trang trí ở khối 7 trường THCS”
- Mục đích
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này là đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Vẽ trang trí cho học sinh khối 7 góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu thực trạng dạy và học phân môn Vẽ trang trí ở khối 7 của trường THCS.
– Đưa ra được một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Vẽ trang trí ở khối 7 trường THCS.
– Tiến hành thực nghiệm để chứng minh được rằng một số giải pháp đó là tối ưu để khắc phục thực trạng và nâng cao chất lượng dạy học phân môn Vẽ trang trí ở khối 7 trường THCS .
- Đối tượng , phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: toàn bộ học sinh khối 7 trường THCS.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu trong phạm vi phân môn Vẽ trang trí ở khối 7 trường THCS
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc những tài liệu liên quan đến dạy học, môn Mĩ thuật, phân môn Vẽ trang trí…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp được những ưu, nhược điểm của việc dạy học phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS để đề ra những giải pháp khắc phục những nhược điểm đó.
- Phương pháp thực nghiệm: Vận dụng dạy thử mỗi khối một bài ở các lớp, áp dụng những giải pháp đã đề ra xem kết quả dạy học có tốt hơn không.
- Phương pháp so sánh và chứng minh:
+ So sánh kết quả trước và sau khi tiến hành thực nghiệm áp dụng các giải pháp đã đề ra.
+ Chứng minh một số giải pháp đưa ra áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS đã thành công.
- Phương pháp thống kê: Thống kê bằng biểu bảng. Tính phần trăm nhằm đánh giá thực trạng và thấy được hiệu quả của việc áp dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Vẽ trang trí
- Một số khái niệm.
PHẦN II: NỘI DUNG
Nghệ thuật trang trí là một phần không thể thiếu trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh nói chung và chương trình mĩ thuật bậc THCS nói riêng. Đối với người dạy và người học cần phải nắm vững kiến thức cơ bản về trang trí mới phát huy và nâng cao được năng lực sáng tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi người và uốn nắn được thị hiếu cho đúng hướng.
- Thực trạng của vấn đề.
- Quan điểm, nhận thức , vai trò của môn Mĩ thuật trong nhà trường.
* Ban giám hiệu
Thấy được vai trò của môn Mĩ thuật ở trường THCS không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách Đức – Trí – Thể – Mĩ nên Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để việc dạy và học môn Mĩ thuật đạt được kết quả cao.
- Giáo viên và học sinh trong nhà trường.
-
- Quan điểm của giáo viên đối với môn Mĩ thuật: nhiều giáo viên cho rằng đó là môn phụ nên chưa thực sự có cách nhìn nhận đúng về bộ môn. Môn Mĩ thuật giúp phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản về vẽ. Từ những kiến thức kĩ năng cơ bản đó học sinh có khả năng cảm thụ được vẽ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh qua những hình tượng được khái quát hoá, điển hình hoá bằng ngôn ngữ đặc trưng của hội hoạ là hình mảng, đường nét, màu sắc đậm nhạt được bố cục theo nguyên tắc của nghệ thuật trang trí. Qua đó giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và các môn khác ở trường phổ thông.
- Quan điểm, nhận thức, vai trò của học sinh đối với môn Mĩ thuật đối với môn Mĩ thuật nói chung và phân môn Vẽ t
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]