SKKN Nâng cao hiệu quả học tập bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy cho phân môn Tiếng Việt
- Mã tài liệu: BM6071 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 894 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Minh Khai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Minh Khai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hiệu quả học tập bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy cho phân môn Tiếng Việt” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Các bước thiết kế một SĐTD
2.3.2. Cách thức vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học phân môn Tiếng Việt:
2.3.2.1. Vận dụng linh hoạt, hợp lí sơ đồ tư duy khi tổ chức các hoạt động dạy học
2.3.2.2. Đối tượng thiết kế sơ đồ tư duy
2.3.2.3. Kết hợp kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy với các kĩ thuật, phương pháp dạy học khác
2.3.2.4. Một vài yêu cầu cần lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy
2.3.3. Các hình thức hoạt động vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tiếng Việt
2.3.3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ
2.3.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới và ghi bảng
2.3.3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy sau mỗi bài học, mỗi phần của bài học
2. 3.3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy học bài ôn tập, tổng kết
2.3.3.5. Sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra 15 phút, 1 tiết
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Môn Ngữ văn là một bộ môn chính trong nhà trường. Nhà văn hóa lớn của nhân loại đã từng nói: “ Văn học là nhân học”. Vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học Văn. Môn Văn đang dần dần mất vị trí là một môn học chính. Các em thờ ơ với môn văn và dồn tâm huyết cho một số môn học khác được coi là thực tế hơn, dễ thi tuyển sinh vào các trường đại học như Toán, Lí, Hóa, Anh…Môn Ngữ văn thực tế là một môn học khó bởi dung lượng kiến thức nhiều, tâm lí thực dụng nặng nề nên nhiều em thấy học văn là một công việc mệt mỏi, khó khăn. Đôi khi giờ học Văn đối với các em thật vất vả. Thực tế cho thấy một thời gian dài, hầu hết các trường đều áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thụ động, một chiều, vừa quá tải về kiến thức vừa gây nhàm chán cho người học. Chính vì lẽ đó mà khi giao tiếp, nhiều học sinh không biết diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ, đặt câu rất tùy tiện và kém hiệu quả. Vậy làm thế nào để vực dậy hứng thú học văn cho học sinh, đó là trăn trở trong nhiều giáo viên chúng ta.
Đất nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Để bắt kịp với bước tiến của thời đại, con người phải biết hành động một cách năng động và sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và một khả năng tiếp cận, giải quyết vấn đề mềm dẻo, linh hoạt. Hơn thế nữa, ta cũng biết rằng: tri thức của tuổi trẻ là diện mạo của đất nước trong tương la, vì vậy đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự đổi mới kịp thời để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. A. Kômenxki đã nói: “Giáo dục có mục đích là đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách…Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn“. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng, giáo viên (GV) không chỉ căn cứ trên nền tảng của một số phương pháp dạy học truyền thồng vẫn có hiệu quả mà cần vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới trong xu thế chung của thời đại hiện nay.
Đó là lí do mà tôi trăn trở, tìm ra một số biện pháp trong phương pháp dạy học để gửi tới các đồng nghiệp của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Năm học …………, tôi được phân công dạy môn Ngữ văn 6. Tôi nhận thấy trong khi nói và viết, các em còn lẫn lộn trong việc dùng từ, đặt câu, sử dụng chưa thuần thục các từ loại Tiếng Việt trong giao tiếp, bố cục và lời văn hết sức lủng củng. Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa. Bởi thế nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới về phương pháp, đáp ứng tốt hơn những tiêu chuẩn về kiến thức và kĩ năng mà mục tiêu môn học đã đề ra, tạo không khí hứng thú trong giờ học, giúp học sinh yêu thích say mê môn học kiểu như: “có thích mới nhích tư duy” thì việc làm phong phú, sinh động, khắc sâu vấn đề bằng kỹ thuật dạy – học mới là rất cần thiết. Chương trình Tiếng Việt lớp 6 hiện nay được biên soạn theo hướng tích hợp, đồng tâm là luyện. Muốn tiếp thu bài nhanh học sinh phải có khả năng về tư duy logic, biết khái quát vấn đề một cách hệ thống. Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 6. Bản thân tôi thực sự tâm đắc với phương pháp trực quan Sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học. Bởi vì không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh mà nó còn là một phương pháp dạy học rất hiệu quả, khoa học, rất dễ sử dụng. Để tiến đến sử dụng sơ đồ tư duy lâu dài và đem lại hiệu quả tối ưu, tôi tiến hành viết đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả học tập bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy cho phân môn Tiếng Việt ( Lớp 6 ), tại trường THCS Minh Khai, TP Thanh Hóa”. Mong rằng với những kinh nghiệm này có thể giúp quý đồng nghiệp ít nhiều trong việc làm phong phú thêm phương pháp, kĩ thuật dạy học phân môn Tiếng Việt nói riêng, môn Ngữ văn nói chung. Rất mong có sự góp ý chân thành của quý vị để đề tài này được sâu sắc hơn về giá trị khoa học và tính hiệu dụng của nó.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
– Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong phân môn Tiếng Việt lớp 6.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
– Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờ đồng nghiệp, từ đó tôi có thể phát hiện ra những ưu, nhược điểm của đồng nghiệp để lấy kinh nghiệm cho bản thân.
– Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, tôi có thể phân loại, đối chiếu kết quả nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Môn Ngữ văn trong trường THCS được xem là môn chủ đạo chiếm thời lượng số tiết trong tuần khá nhiều so với các môn học khác trong cấp học. Môn Ngữ văn gồm ba phân môn là Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Ba phân môn này có quan hệ gắn bó mật thiết hữu cơ với nhau: có kiến thức Tiếng Việt học sinh mới khai thác hết được giá trị của các tác phẩm văn chương; Học Tiếng Việt, Văn học để có thể làm tốt bài Tập làm văn…Tuy nhiên mỗi phân môn lại mang những đặc thù riêng. Đối với phân môn Tiếng Việt, kiến thức phải dựa trên cơ sở khoa học vững chắc chứ không thể tiếp nhận bằng tư tưởng chủ quan duy lí trí. Tiếng Việt đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực tư duy (tư duy hình tượng và tư duy logic), phát triển ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ khoa học tự nhiên. Dạy-học Tiếng Việt phải hình thành ở học sinh năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt với bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết để qua đó mà rèn luyện tư duy. Giúp cho các em yêu quí Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát triển tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm. Tuy nhiên xu thế hiện nay cho thấy một thực trạng đáng buồn là đa số học sinh, kể cả học sinh có năng khiếu văn chương thường ngại học Tiếng Việt. Các em chưa hiểu thấu đáo giá trị của kiến thức phân môn đối với việc học Văn. Đã thế phân môn Tiếng Việt lại vừa khô vừa khó. Một đơn vị kiến thức Tiếng Việt đưa vào bài học thường ngắn nhưng tiếp thu và hiểu thấu đáo, chuẩn xác về nó thì không đơn giản. Để hiểu một đơn vị kiến thức nhiều khi học sinh phải huy động kiến thức của nhiều bài đã học trước đó. Chẳng hạn khi học một đơn vị kiến thức là Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt trong bài “Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt” học sinh phải nắm vững kiến thức về Từ, cấu tạo của từ, phân loại từ…. Hay khi xác định thành phần phụ của câu nhiều học sinh sẽ khó phân biệt rõ nếu không nắm vững kiến thức về cụm từ, câu, cách phân tích câu, thành phần câu… Đây là vấn đề mà chúng tôi – những người đang trực tiếp đứng lớp, hết sức trăn trở.
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã bước đầu được tiếp cận với những phương pháp, kĩ thuật dạy – học mới trong đó có việc sử dụng sơ đồ tư duy. Có thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy – học hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, nhất là sự bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin. Để lôi cuốn sự hứng thú, làm “sống lại” niềm đam mê, yêu thích môn Ngữ Văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng, sơ đồ tư duy là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực mà chúng ta có thể vận dụng.
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind Map) là phương pháp dạy học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,…bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học giúp học sinh dễ hình dung các đơn vị kiến thức, dễ ghi nhớ những vấn đề phức tạp khi nó được đưa lên sơ đồ từ đó các em hiểu vấn đề một cách có hệ thống. Tạo cho học sinh thói quen nhận thức thế giới bằng lối tư duy quan hệ, tính logic của một vấn đề. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), đồng thời còn phát triển khiếu thẩm mĩ, óc hội họa, bởi đó là “sản phẩm kiến thức hội họa”do chính các em tự làm ra, lại vừa phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của các em trong học tập, không rập khuôn một cách máy móc, các em dễ dàng vẽ thêm các nhánh để phát triển ý tưởng riêng của mình, vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Vì thế,sẽ tạo một không khí sôi nổi, hào hứng, say mê cho học sinh trong học tập. Sử dụng phương tiện dạy học và các thủ thuật dạy học phù hợp sẽ giúp tiết kiệm thời gian để truyền tải hết nội dung cần thiết. Sơ đồ tư duy, một công cụ có tính khả thi cao. Ta có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay nói chung. Bởi vì ta có thể thiết kế Sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, tờ lịch cũ, bảng phụ… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu, tẩy… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm Sơ đồ tư duy (Mind Map). Với những trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất như Máy chiếu Projecto, phòng máy vi tính đảm bảo, chúng ta có thể sử dụng phần mềm (Mind Map) để phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng Công nghệ thông tin
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]