SKKN Nâng cao hiệu quả học toán cho học sinh lớp 2 thông qua các trò chơi học tập (CTST) (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT2041 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 2 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 471 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Đặng Thị Minh Thư |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Đặng Thị Minh Thư |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hiệu quả học toán cho học sinh lớp 2 thông qua các trò chơi học tập (CTST) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Trò chơi 1: Xây nhà (Luyện tập)
Trò chơi 2 : Truyền điện
Trò chơi 3 : Que tính thông minh
Trò chơi 4: Ai nhiều điểm nhất (Tiết 39: Luyện tập)
Trò chơi 5 : Thi quay kim đồng hồ
Trò chơi 6 : Bác đưa thư
Mô tả sản phẩm
1. Tên báo cáo biện pháp
Nâng cao hiệu quả học toán cho học sinh lớp 2 thông qua các trò chơi học tập (sách Chân trời sáng tạo)
2. Tác giả
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông mới kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức. Trong đó, Bộ nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng các phương pháp dạy học bám sát với hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể của đơn vị công tác mà có những hình thức tổ chức phù hợp như học trong lớp, học ngoài trời, tổ chức thảo luận nhóm và xây dựng trò chơi học tập,…
Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Trong khi đó, yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.
Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta lồng ghép được các trò chơi toán học vào chương trình học theo bộ sách Chân trời sáng tạo một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao. Bộ sách Chân trời sáng tạo cũng là một trong những đổi mới về thiết kế nội dung giáo dục phù hợp hơn với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta và thực trạng giảng dạy của địa phương. Các em học sinh sẽ cảm thấy gần gũi, thích thú với những bài học trong bộ sách mới hơn nhờ các ví dụ sinh động, hấp dẫn và màu sắc. Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả học toán cho học sinh lớp 2 thông qua các trò chơi học tập (sách Chân trời sáng tạo) ”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 2 trường Tiểu học…năm học…
– Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.
3. Mục đích nghiên cứu.
– Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
– Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa thì việc đưa ra các trò chơi Toán học nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Trò chơi là một trong những phương pháp dạy học yêu thích của giáo viên Tiểu học vì nó dễ mang đến không khí, tinh thần học tập sôi nổi, hào hứng cho học sinh. Thông qua các trò chơi, các em có thể tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà không cần gượng ép, gò bó như các phương pháp học truyền thống. Qua trò chơi, học sinh còn phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập như hình thành cách giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề,…ngoài những kỹ năng, kiến thức giáo viên đã dạy.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo.
Trò chơi 1: Xây nhà (Luyện tập)
– Mục đích: Luyện tập và củng cố kỹ năng phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. (trang 86 toán 2 tập 1 sách Chân trời sáng tạo)
– Chuẩn bị : 2 hình vẽ ngôi nhà trên bìa và các mảnh giấy hình tam giác, chữ nhật (như hình vẽ), có 5 mảnh ghi các tổng tương ứng với các tống ghi trên ngôi nhà và 2 mảnh ghi sai.
– Cách chơi : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 em
Khi học sinh nghe hô “1, 2, 3 bắt đầu” các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính trên ngôi nhà, rồi tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng gắn vào đúng vị trí. Khi dán xong sẽ được hình ngôi nhà có mái đỏ, tường vàng, cửa xanh
– Cách tính điểm như sau :
+ Gắn đúng 1 hình được 10 điểm, hình nào gắn sai không được điểm, gắn đúng cả 5 hình được 50 điểm.
+ Đội nào gắn nhiều hình đúng, nhanh, xong trước là đội thắng cuộc
+ Cả hai đội cùng gắn được số hình đúng bằng nhau thì đội nào nhanh hơn, xong trước là đội thắng cuộc.
+ Nếu đội gắn xong trước mà gắn được ít hình đúng hơn đội xong sau, thì đội xong sau là đội chiến thắng.
* Lưu ý : Ở trò chơi kiểu này nên đưa ra một vài kết quả không đúng để học sinh lựa chọn, nếu nhìn bằng mắt mà không tính kỹ sẽ rất dễ nhầm
Trò chơi 2 : Truyền điện
– Mục đích :
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. (trang 93 toán 2 tập 1 sách Chân trời sáng tạo)
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.
– Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
– Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong.Ví dụ em A xướng to 1 số trong phạm vi 100 chẳng hạn “35” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 14” rồi lại chỉ nhành vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 21”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để“truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “35”truyền cho B, mà B nói trừ “18”, tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
* Lưu ý :
+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ, …
+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Em đã làm được những gì (trang 112 toán 2 tập 1 sách Chân trời sáng tạo)) và có thể thay đổi hình thức “truyền”.
Ví dụ : 1 em hô to “15 + 36” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả“bằng 51”.
+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi,hào hứng trong giờ học cho các em
Trò chơi 3 : Que tính thông minh
(Bài : Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu) (trang 19 toán 2 tập 1 sách Chân trời sáng tạo)
Mục đích: Rèn trí thông minh, nhanh nhẹn, kỹ năng tính khi có bài toán về nhiều hơn.
– Chuẩn bị:
+ 40 que tính màu : 20 que màu đỏ , 20 que màu vàng
+ 2 ống nhựa màu đỏ, 2 ống nhựa màu vàng. Trên 2 ông đỏ dán mảnh giấy trên có ghi “nhiều hơn”.
– Cách chơi: Gồm 2 người : 1 nam, 1 nữ đại diện cho 2 đội. Mỗi em cầm 20que tính, tay trái 10 que màu vàng, tay phải 10 que màu đỏ, 2 ống nhựa 1 đỏ – 1 vàng đặt trên mặt bàn trước vị trí của mỗi em. Cả 2 em cùng được chơi 3 lần.Thời gian mỗi lần là 1 phút..
Lần 1: Em hãy cắm số que tính vào 2 ống sao cho ống đỏ có nhiều hơn ống vàng là 2 que..
Lần 2: Em phải tiếp tục chuyển bao nhiêu que tính ở ống màu vàng sang ống màu đỏ để ống đỏ có nhiều hơn 4 que tính..
Lần 3: Để ống đỏ có nhiều hơn ống vàng 6 que tính thì em chuyển chứng như thế nào ?
Sau mỗi lần chơi giáo viên đánh giá kết quả lưu ý cách giải thích của học sinh ở lần chơi thứ 3 .
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]