SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn thể dục cho học sinh lớp 7 với trò chơi dân gian vận động
- Mã tài liệu: BM7095 Copy
Môn: | Giáo dục thể chất |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 968 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Quý |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Quý |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn thể dục cho học sinh lớp 7 với trò chơi dân gian vận động” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp thứ 1: sưu tầm được nhiều trò chơi dân gian vận động
Giải pháp thứ 2: Phân loại trò chơi phù hợp với phát triển các tố chất thể lực.
Giải pháp thứ 3: Kết hợp tổ chức nhiều trò chơi trong cùng một tiết học TD.
Giải pháp thứ 4: Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc nâng cao tính tự giác, tích cực của các em khi tham gia trò chơi dân gian.
Giải pháp thứ 5: Lựa chọn loại hình trò chơi, địa hình chơi phù hợp
Giải pháp thứ 6: nâng cao hứng thú tham gia chơi trò chơi cho học sinh nhờ kết hợp hát bài đồng giao và có hình thức thưởng phạt cho người chơi.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Không thể phủ nhận rằng vai trò TDTT với đời sống con người là vô cùng quan trọng. Song, không phải bất kỳ ai trong mỗi chúng ta đều hiểu rõ những lợi ích, tác dụng của TDTT ( Như TDTT giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm stress, tốt cho tim mạch, xương khớp, tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể, tạo sự phát triển cân đối để có hình thể đẹp, rèn luyện ý thức kỷ luật…). Đối với học sinh, sinh viên ngay cả khi hiểu rõ về lợi ích, tác dụng của TDTT thì không ít các em tham gia tiết học Thể dục với tâm lý bắt buộc phải hoàn thành nhiệm vụ học tập. Điều đó khác hoàn toàn khi các em tham gia tiết học với hứng thú và cảm xúc yêu thích môn học. Bởi vậy, tạo hứng thú học tập cho học sinh là mục tiêu mà những người giáo viên có tâm huyết luôn mong muốn và tìm tòi phương pháp để đạt được.
Giảng dạy môn Thể dục hay giáo dục thể chất trong trường học phổ thông là một quá trình sư phạm nhằm giáo dục, rèn luyện và đào tạo học sinh theo định hướng mục tiêu giáo dục: “Không ngừng hoàn thiện thể chất, nhân cách và tài năng thể thao cho học sinh, nâng cao khả năng làm việc cho các em”. Để đạt được mục tiêu trên, phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định. Cùng với các môn học khác, chương trình môn TD ở bậc THCS đã có sự đổi mới cơ bản cả về mục tiêu, nội dung và thời lượng đào tạo. Song, sự đổi mới mang tính cách mạng nhất, sâu rộng nhất chính là đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH). Hiện nay, ĐMPPDH không chỉ là phong trào mà còn trở thành nhu cầu tất yếu đối với mọi giáo viên.
Riêng với môn học TD, đây là môn học có những đặc trưng, khác biệt rõ rệt so với các môn học khác. Điều đó thể hiện ở quá trình rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các phẩm chất thể lực cho học sinh. Do đặc trưng cơ bản của môn TD là giảng dạy động tác, hiệu quả giờ TD phụ thuộc chủ yếu vào tính tự giác, tích cực tập luyện của học sinh. Bởi thế, khi nói đến ĐMPPDH môn TD, đổi mới như thế nào? Đổi mới đến đâu? đều phải hướng tới mục đích cuối cùng là khơi dậy và nâng cao tính tự giác, tích cực tập luyện ở học sinh. ĐMPPDH môn TD không có nghĩa là phải sáng tạo ra một phương pháp hoàn toàn mới hay cố ép sự đổi mới vào giờ học theo kiểu phong trào.
Qua nhiều năm thực hiện cho thấy: ĐMPPDH đã mang lại hiệu quả giáo dục cao, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh THCS. Bên cạnh đó, nội dung giảng dạy có phù hợp với năng lực vận động, có phát huy được tính tự giác, tích cực vận động của học sinh thì mới mang lại hiệu quả tốt cho quá trình dạy học. Nội dung môn TD cấp THCS do Bộ GD&ĐT đưa ra bao gồm nhiều nội dung xuyên suốt các lớp từ 6 đến 9 ( Chạy ngắn, chạy bền, nhảy cao, nhảy xa, đá cầu, bài TD phát triển chung, ĐHĐN, một số môn TT tự chọn…). Song, không phải là sự lặp đi lặp lại một cách nhàm chán mà biểu hiện sự kế thừa và phát huy có hiệu quả những kỹ năng vận động đã hình thành ở lớp dưới lên lớp trên. Nhờ đó mới phát triển toàn diện các tố chất thể lực cho học sinh (Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, mềm dẻo). Giáo dục thể chất (GDTC) là môn học có đặc thù riêng với đặc trưng tiêu biểu là quá trình giảng dạy động tác. Bởi vậy phương tiện chuyên môn cơ bản nhất của GDTC là các bài tập thể chất. Bài tập thể chất là tổ hợp những động tác, trong đó mỗi động tác mang một nhiệm vụ khác nhau với cách thức giải quyết nhiệm vụ khác nhau tạo lên sự tác động toàn diện các tố chất thể lực, phẩm chất đạo đức cho người tập. Trò chơi vận động là một trong những bài tập thể chất được sử dụng thường xuyên, rộng rãi, hiệu quả trong GDTC do tính chất đơn giản, hấp dẫn, dễ tổ chức và có nhiều tác dụng tích cực. Trong chương trình môn TD hiện nay, việc sử dụng trò chơi vận động chưa mang tính bổ trợ cao điều này dẫn đến chưa có sự nhảy vọt về phát triển thành tích và định hình động tác, học sinh luyện tập thiếu tích cực, chưa gây hưng phấn rộng rãi trong học tập.
Mặt khác, việc đưa vào một số trò chơi chưa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, điều kiện sân bãi, dẫn đến học sinh luyện tập quá sức, thiếu an toàn, dễ gây chấn thương…Chúng ta đang sống trong một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc, công nghệ thông tin, thậm trí nhiều học sinh ngoài giờ học chỉ chơi với máy tính, điện thoại thông minh, hay trò chơi bạo lực…dần lãng quên những trò chơi dân gian của thiếu nhi thủa trước. Trò chơi dân gian rất phong phú, không những giáo dục cho học sinh về tình đoàn kết bạn bè, tình yêu quê hương đất nước, yêu trường, yêu lớp, kính mến thầy cô mà còn giúp các em phát triển khả năng tư duy, vận động, sáng tạo, khéo léo…Vì vậy việc đưa nhiều trò chơi dân gian, đặc biệt là trò chơi dân gian vận động vào giờ học TD sẽ kích thích sự ham thích tập luyện, tích cực tập luyện, định hình động tác nhanh và tốt hơn cho học sinh. Tất cả những điều đó sẽ tạo lên cho học sinh một hứng thú học tập đặc biệt, khiến các em mong chờ đến giờ TD để được học, được chơi chứ không chỉ đơn thuần là hoàn thành nhiệm vụ học tập của một buổi đến trường.
TD là môn học mang tính chất vận động. Vì vậy, việc luyện tập để phát triển các tố chất thể lực đòi hỏi người tập phải luyện tập nhiều và khối lượng vận động lớn, động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, trong khi độ tuổi học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 7 thì rất hiếu động (nhu cầu được chơi là hết sức cần thiết). Vì vậy, chúng ta không thể áp đặt cho học sinh hoạt động theo những động tác đơn lẻ, cứng nhắc, thiếu sinh động, hoặc tổ chức những trò chơi thiếu tính vận động phù hợp, điều này dẫn đến sự nhàm chán, không kích thích được nhu cầu vận động của lứa tuổi. Để khắc phục những tồn tại trên, việc đưa vào giờ học TD những trò chơi dân gian vận động sẽ làm biến mất sự nhàm chán, thụ động ở học sinh. Đồng thời, đã chuyển được một lượng vận động lớn của việc luyện tập động tác sang phương pháp tổ chức trò chơi dân gian, chắc chắn sẽ kích thích tính tích cực, sự hứng thú luyện tập của học sinh.
Bởi những lý do trên đây, tôi đã thực hiện nghiên cứu và đưa vào ứng dụng đề tài sang kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hứng thú học tập môn TD cho học sinh lớp 7 với trò chơi dân gian vận động”
- Mục đích nghiên cứu:
Thực tế chương trình dạy học môn TD hiện nay đã có một số trò chơi vận động nhưng lặp đi lặp lại ở các tiết học. Bởi lẽ đó, với mong muốn nâng cao hứng thú học tập môn TD cho học sinh đồng thời góp phần bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các trò chơi dân gian. Tôi đã tìm tòi, lựa chọn, đưa vào một số trò chơi dân gian vận động để bổ sung và biên soạn chương trình
giảng dạy môn TD cho học sinh lớp 7 nơi tôi đang công tác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về việc đưa các trò chơi dân gian vận động vào giờ học TD lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong phạm vi khối 7 – năm học ………..
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Qua thực tiễn giảng dạy môn TD ở trường THCS, tôi nhận thấy ở độ tuổi học sinh THCS rất cần thiết áp dụng đưa trò chơi dân gian vào giờ học TD nên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hứng thú học tập môn TD cho học sinh lớp 7 với trò chơi dân gian vận động” thông qua những phương pháp nghiên cứu sau:
- Sưu tầm những trò chơi dân gian mang tính chất vận động.
- Biên soạn lại chương trình môn TD lớp 7 có kết hợp tổ chức trò chơi dân gian vận động.
- Phương pháp kiểm tra, phân loại đối tượng thể lực để vận dụng trò chơi phù hợp.
- Phương pháp thống kê để đánh giá, so sánh kết quả trước và sau áp dụng đề tài.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Việc vận dụng trò chơi vào luyện tập môn TD không phải là những gì mới lạ, chỉ có điều lâu nay chúng ta chưa vận dụng hợp lý việc xử dụng trò chơi như một bài tập bổ trợ cho kỹ thuật động tác, đặc biệt là trò chơi dân gian. Vận dụng trò chơi dân gian vào giờ học TD sẽ kết hợp hài hòa giữa tính giáo dục cao và bổ trợ kỹ thuật động tác tốt; nó thúc đẩy được sự tự động hóa hoạt động của học sinh, hoạt động “Học và chơi” đồng thời giải quyết thỏa mãn tâm sinh lý lứa tuổi, mang lại hiệu quả giáo dục cao. Đây là điều mới mà lâu nay chúng ta chưa tích cực khai thác.
Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]