SKKN Nghiên cứu và tổng kết các bước tổ chức thực hiện rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 6 trong các giờ dạy môn Ngữ văn
- Mã tài liệu: BM6084 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1092 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Thịnh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Thịnh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng một số cách thức tổ chức giờ dạy – Học môn tiếng Việt nhằm phát huy tính tích cực” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
III/ Thực hiện vận dụng một số cách thức tổ chức giờ dạy học môn Tiếng Việt nhằm phát huy tính tích cực của học sinh lớp 6
1. Phiếu học tập
a/ Mục đích
b/ Cách thức thực hiện
c/ Ví dụ cụ thể
d. Đánh giá chung
2. Tạo tình huống có vấn đề
3. Tổ chức học sinh thảo luận nhóm
4.Tổ chức trò chơi
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
– Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường đang là vấn đề rất được xã hội rất quan tâm. Mục đích của việc đổi mới phương pháp là thay đổi lối dạy học thụ động sang phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo ở người học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học Văn chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của giáo viên và học sinh qua từng giờ học cụ thể.Trong đó người giáo viên với vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh trong giờ học, phải xác định được những mục tiêu cơ bản, rõ ràng của giờ học. Hướng tới hình thành những kiến thức chuẩn xác, các kĩ năng thành thục và những thái độ đúng đắn cho học sinh.
Trong quá trình dạy học, bên cạnh việc hình thành kiến thức, thì việc rèn các kĩ năng cho học sinh là rất quan trọng. Ở môn Ngữ văn, hình thành các kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học và viết các bài Tập làm văn theo hướng tư duy tích cực, chủ động và sáng tạo.
Đối với học sinh lớp 6, việc rèn các kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì bắt đầu từ cấp học này, các em sẽ dần làm quen với việc tiếp nhận và cảm thụ vẻ đẹp của các tác phẩm văn học, đồng thời tập viết các bài văn miêu tả và tự sự theo hướng sáng tạo.
Kĩ năng liên tưởng tưởng tượng giúp học sinh hình dung ra đối tượng được gợi ra trong tác phẩm văn chương một cách cụ thể, sinh động. Từ đó để hiểu giá trị của tác phẩm. Còn trong các bài văn miêu tả và tự sự, nếu liên tưởng, tưởng tượng càng lô-gíc, tự nhiên, phong phú thì sự sáng tạo càng cao. Ở lứa tuổi của các em, sự liên tưởng, tưởng tượng là rất tự nhiên, phong phú và đáng yêu nhưng rất cần có sự định hướng đúng đắn của giáo viên.
Nhận thức được vai trò quan trọng của các kĩ năng liên tưởng và tưởng tượng trong việc dạy học môn Ngữ Văn, bản thân tôi đã có những tìm tòi, thử nghiệm một số biện pháp để hướng tới rèn các kĩ năng này cho học sinh lớp 6 ở trường THCS Chu Văn An – Nga Sơn – Thanh Hóa.
– Mục đích nghiên cứu
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao chất lượng rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh, giúp cho việc dạy học các tác phẩm văn học, các biện pháp tu từ đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về các tác phẩm văn học, các biện pháp tu từ từ vựng được học trong chương trình và những nắm bắt cơ bản về kĩ năng làm văn miêu tả và tự sự học sinh biết cách diễn đạt và tạo lập các văn bản tự sự và miêu tả đạt chất lượng cao hơn.
Đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Văn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ hoc. Đồng thời cũng hướng dẫn học sinh bước đầu làm quen và thích ứng với việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
Từ những kinh nghiệm thực tế của bản thân khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi cùng chia sẻ với đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp đổi mới giờ dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.
– Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng đến nghiên cứu và tổng kết các bước tổ chức thực hiện rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 6 trong các giờ dạy tác phẩm văn học, các giờ dạy Tiếng Việt và các giờ hướng dẫn học sinh viết các bài Tập làm văn tự sự và văn miêu tả.
Từ hiệu quả đạt được sau khi đã áp dụng sáng kiến vào giờ dạy, bản thân tôi tiếp tục học hỏi và có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp hơn trong các giờ dạy học Văn trong nhà trường.
– Phương pháp nghiên cứu
– Xây dựng cơ sở lí thuyết.
– Điều tra khảo sát thực tế.
– Thống kê, xử lí số liệu.
– Phân tích, phân loại.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Liên tưởng, tưởng tượng trước hết là hiện tượng tâm lí. “Liên tưởng là nghĩ tới sự việc, hiện tượng nào đó có liên quan nhân sự việc, hiện tượng đang diễn ra. Tưởng tượng là tạo ra trong trí những hình ảnh không có ở trước mắt hoặc chưa hề có”. (Từ điển Tiếng Việt– Hoàng Phê , năm 2009).
Như vậy cơ chế của liên tưởng là dựa vào trí nhớ, chắp nối, liên kết các sự kiện, để tạo hình ảnh đối lập hoặc tương đồng. Còn cơ chế của tưởng tượng là dựa trên cơ sở các liên tưởng và sức sáng tạo để xây dựng biểu tượng mới. Cũng có nghĩa liên tưởng nằm trong trí nhớ, là phương thức để nhớ, đồng thời liên tưởng cũng là thao tác của tưởng tượng. Vì thế giữa liên tưởng và tưởng tượng có mối quan hệ vừa là bộ phận vừa là nhân quả của nhau trong nhận thức và phản ánh đối tượng.
Sáng tác văn học là một hoạt động giao tiếp xã hội nhằm hướng tới sự đồng cảm, tri âm nơi người đọc. Vì lí do “sinh tồn” ấy, người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm ý tưởng của mình qua hình tượng nghệ thuật của tác phẩm- mã hoá trong các dạng thức kết cấu đặc biệt của ngôn ngữ. Tác phẩm văn học khi đã hiện diện bằng văn bản, tức là trong nó đã kết tinh một quá trình lao động nghệ thuật – từ khâu quan sát, bộc lộ cảm xúc, huy động những liên tưởng và tưởng tượng … để khái quát, kết cấu thành một chỉnh thể. Như vậy quá trình sáng tác là quá trình bằng xúc cảm cá nhân, nhà văn hút dẫn và nhào nặn chất liệu đời sống để phục vụ một nhu cầu bộc lộ, trong đó liên tưởng, tưởng tượng có một vai trò đặc biệt quan trọng.
Phương pháp dạy học tích cực xác định vai trò của học sinh là bạn đọc sáng tạo của nhà văn. Có nghĩa là người học sinh là chủ thể trong giờ học, nhằm khơi dậy và phát triển những năng lực tâm lí cảm thụ văn học một cách chủ động và sáng tạo. Muốn đạt được hiệu quả trên, học sinh phải có kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng được những điều nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong nhà trường như sau: “ Lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm, thông minh, lạ lùng lắm”. Trong quá trinh tiếp nhận tác phẩm Văn học, học sinh trở thành người đồng sáng tạo với tác giả. Qua trí liên tưởng, tưởng tượng của các em, nội dung của tác phẩm càng trở nên phong phú hơn.
Và cũng từ những gì đã cảm nhận được trong tác phẩm văn học, vốn kiến thức của các em thêm phong phú, giàu có, các kĩ năng nói và viết cũng trở nên thành thục hơn. Kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cũng rất cần thiết giúp học sinh tiếp nhận và vận dụng các đơn vị kiến thức Tiếng Việt và phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Đặc biệt là đối với văn miêu tả và tự sự, các yếu tố liên tưởng và tưởng tượng rất quan trọng trong quá trình giúp học sinh tập viết bài văn. Bởi lẽ từ những gì các em quan sát được, các em phải liên tưởng đến những gì có quan hệ gần gũi, giống nhau… tưởng tượng ra các hình ảnh cụ thể để diễn đạt thành những từ ngữ, hình ảnh chính xác, gợi cảm, có giá trị nghệ thuật cao.
2.2. Thực trạng của vấn đề
– Đối với giáo viên
Trong những năm gần đây, mặc dù ngành giáo dục đã quan tâm và bổ sung thêm nhiều đồ dùng dạy học cho môn Ngữ văn, nhưng số lượng tranh ảnh, cũng như băng đĩa hình phục vụ cho giảng dạy chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong công tác giảng dạy.
Việc trang bị công nghệ thông tin trong các phòng học chưa đồng đều. Cả trường chỉ có một phòng học có trang bị máy chiếu đa năng, vì vậy hạn chế rất nhiều việc giáo viên muốn áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THCS chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ kiến thức một chiều vẫn là phương pháp chủ đạo trong các giờ dạy học Văn. Tỉ lệ những giờ dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]