SKKN “Phát hiện và khắc phục một số sai lầm thường gặp cho học sinh khi giải toán Số học 6
- Mã tài liệu: BM6173 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 935 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Kim |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Kim |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN “Phát hiện và khắc phục một số sai lầm thường gặp cho học sinh khi giải toán Số học 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Sai lầm khi sử dụng các kí hiệu
3.2. Sai lầm khi giải toán liên quan đến các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia, trong tập Z
3.3. Sai lầm khi tính giá trị của luỹ thừa
3.4. Sai lầm khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố
3.5. Sai lầm khi vận dụng “Quy tắc dấu ngoặc”
3.6. Sai lầm khi vận dụng “Quy tắc chuyển vế”
3.7. Sai lầm khi tìm “Bội và ước của một số nguyên”
3.8. Một số sai lầm khi giải toán về phân số
3.8.1 Sai lầm khi rút gọn phân số
3.8.2 Sai lầm khi cộng hai phân số không cùng mẫu
3.8.3 Sai lầm khi so sánh phân số
3.9. Sai lầm khi viết hỗn số âm dưới dạng phân số
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Toán học là một môn học khó vì vậy trong khi học toán, học sinh thường gặp phải những sai lầm, các em học sinh lớp 6 bước đầu làm quen với chương trình THCS nên còn nhiều bỡ ngỡ gặp không ít khó khăn. Đặc biệt với phân môn số học, mặc dù đã được học ở tiểu học, nhưng với những đòi hỏi ở cấp THCS buộc các em trình bày bài toán phải lôgíc, có cơ sở nên đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn cũng chính vì vậy mà sai lầm trong quá trình học toán cũng nhiều hơn.
Trong quá trình giải toán, học sinh thường mắc những sai lầm, cho dù những sai lầm đó thường xảy ra hoặc có thể xảy ra đều là điều đáng tiếc cho bản thân học sinh và giáo viên dạy. Nếu trong quá trình dạy học toán, giáo viên đưa ra những tình huống sai lầm mà các em dễ bị mắc phải, phân tích và chỉ rõ cho các em thấy được những nguyên nhân dẫn đến sai lầm, điều đó sẽ giúp cho các em không những khắc phục được sai lầm mà còn hiểu kĩ hơn bài mình đang học. Chính vì thế trong khi giảng dạy môn toán 6, kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm, tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, việc phát hiện ra những sai lầm thường gặp của học sinh, tìm ra nguyên nhân của nó và biện pháp khắc phục là rất quan trọng đối với người học và người dạy. Tôi đã đúc rút thành SKKN:
“Phát hiện và khắc phục một số sai lầm thường gặp cho học sinh khi giải toán số học 6 ở trường THCS Nga Thuỷ, huyện Nga Sơn”.
- Mục đích nghiên cứu
Ôn tập và củng cố hệ thống kiến thức lý thuyết trong sách giáo khoa cho học sinh; hình thành cho học sinh các kĩ năng vận dụng lý thuyết giải các dạng bài tập tương ứng trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác.
Giúp các em phát hiện được những sai lầm khi giải toán số học 6 mà các em mắc phải, từ đó hướng dẫn cho các em khắc phục được những sai lầm và tránh được những sai lầm khi giải các bài toán tương tự, các bài toán có liên quan.
Bước đầu hình thành cho các em tính tích cực, tự giác, chủ động, khơi dậy tính cẩn thận, chịu khó, sáng tạo khi giải toán.
Giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập môn toán và các môn học khác
- Đối tượng nghiên cứu
Kiến thức số học rất nhiều và khó, vì vậy trong đối tượng nghiên cứu, tôi chỉ đề cập đến nội dung kiến thức trong chương trình số học 6.
Đối với học sinh lớp 6 mới chuyển từ Tiểu học lên, các em đang còn bỡ ngỡ với cách học, phương pháp học, nhiều em tiếp thu chậm, vì vậy trong các tiết học ngoài việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho các em, giáo viên cần chú ý hình thành cho các em có kỹ năng giải các bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
- Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát thực tế lớp giảng dạy.
Nghiên cứu tài liệu.
Tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
Thống kê đánh giá.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Về yêu cầu của chương trình số học lớp 6 sách giáo viên toán 6, đã chỉ rõ:
Khái niệm về tập hợp được giới thiệu thông qua những ví dụ cụ thể, đơn giản và gần gũi. Học sinh biết sử dụng đúng các kí hiệu về tập hợp, chủ yếu là và . Không đi sâu vào khái niệm tập hợp rỗng, không nêu quy ước “Tập rỗng là tập con của mọi tập hợp”. Không đề cập đến hợp của hai tập. Giao của hai tập hợp được giới thiệu khi trình bày về ước chung và bội chung.
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên đã được học ở tiểu học, nay được ôn tập và bổ sung thêm về luỹ thừa với số mũ tự nhiên.
Học sinh đã biết các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 ở Tiểu học, nay được học các tính chất chia hết của một tổng để có cơ sở giải thích được các dấu hiệu chia hết đó.
Học sinh cần phân biệt được số nguyên tố và hợp số. Biết sử dụng các dấu hiệu chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố. (Chủ yếu xét các trường hợp đơn giản, dựa vào bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 100).
Học sinh nắm vững cách tìm ƯCLN và BCNN của hai số và nói chung của không quá ba số. Các số cho trước để tìm ƯCLN và BCNN không vượt quá 1000.
Sau khi ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, học sinh lớp 6 được làm quen với số nguyên âm, học tập hợp Z các số nguyên; biểu diễn các số nguyên trên trục số; các phép tính cộng, trừ, nhân các số nguyên; bội và ước của một số nguyên. Cần trình bày các nội dung trên một cách nhẹ nhàng, thông qua các ví dụ thực tế gần gũi và phù hợp với học sinh.
Tiếp theo số nguyên, học sinh bước đầu được giới thiệu về số hữu tỉ thông qua khái niệm phân số với a, b ∈ Z và b 0.
Học sinh vận dụng các kiến thức về số nguyên và phân số không âm đã được học để tiếp thu và thực hiện các phép tính về phân số: Hỗn số, số thập phân và phần trăm được ôn tập và hệ thống lại với yêu cầu tăng luyện tập thực hành. Ba bài toán cơ bản về phân số được hệ thống hoá với các quy tắc thực hành dễ sử dụng, tạo thuận lợi cho học sinh khi vận dụng các kiến thức này để giải các bài toán thực tế. Vẽ “Biểu đồ phần trăm” cần giới thiệu các biểu đồ dưới dạng cột, dạng ô vuông và dạng hình quạt (Không yêu cầu dựng biểu đồ hình quạt). Cần chú ý thích đáng đến yêu cầu hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để giảm nhẹ tính toán và để ứng dụng thiết thực trong đời sống.
- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.1. Thực trạng của việc dạy môn số học 6.
Khái niệm tập hợp chỉ được giới thiệu thông qua các ví dụ, nên giáo viên đưa ra cho học sinh rất nhiều ví dụ, điều này làm cho học sinh dễ bị rối, dẫn đến khó hiểu và nhầm lẫn.
Khi dạy về tập hợp số nguyên, học sinh được làm quen với một loại số mới, các quy tắc thực hiện các phép toán cũng mới giáo viên sợ học sinh không hiểu nên đi giải thích nhiều, hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng, làm cho những học sinh không hiểu bài dẫn đến nhầm lẫn và sai sót.
Trong phần bội và ước của số nguyên, giáo viên chưa cho học sinh so sánh các điểm giống nhau và khác nhau giữa “bội và ước của số nguyên” với “bội và ước của số tự nhiên” nên các em sẽ lúng túng khi tìm bội và ước dẫn đến nhầm lẫn, sai sót.
Đối với một số bài toán về phân số, giáo viên chưa chỉ cho học sinh thấy được cách làm hoàn toàn tương tự như ở tiểu học, điểm khác ở lớp 6 là tử và mẫu là các số nguyên, khi cộng hoặc trừ cần phải nhớ thêm quy tắc cộng hoặc trừ số nguyên, chính vì vậy học sinh dễ bị mắc sai sót.
Bên cạnh những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khác như: Giáo viên chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức chưa phù hợp; Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế; Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi học sinh có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ; Chưa quan tâm đến tất cả học sinh trong lớp, giáo viên chỉ chú trọng vào các em học sinh khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp.
2.2. Thực trạng của việc học môn số học 6.
Khi học về tập hợp, đây là một khái niệm mới, chỉ được giới thiệu thông qua các ví dụ, các kí hiệu ( và ) thì lần đầu được học nên học sinh khó hiểu dẫn đến mắc sai lầm.
Để thực hiện được các phép toán cộng, trừ số nguyên học sinh cần thuộc các quy tắc, nhưng các quy tắc này các em không nhớ, nếu có nhớ thì cũng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]