SKKN Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong môn Toán 6
- Mã tài liệu: BM6157 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 848 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Tú |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Tú |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong môn Toán 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Khắc phục khó khăn nội tại, tạo dựng không gian học tập, môi trường học tập thuận lợi cho các hoạt động học tập của học sinh, phát huy tính chủ động tích cực đạt hiệu quả cao nhất
3.2. Nhanh chóng xây dựng mối liên hệ thân thiện với học sinh
3.3. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và nghệ thuật sư phạm
3.4. Cách phát huy tính chủ động tích cực trong giờ học Toán
3.5. Thực hiện triệt để các nội dung tích hợp liên môn, vận dụng thực tế vào bài học, khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Trường THCS Cẩm Quý là đơn vị đóng trên xã miền núi, điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Là một trong 5 trường THCS của huyện Cẩm Thủy thực hiện mô hình Trường học mới theo bộ sách thử nghiệm của Bộ GD&ĐT, đến nay đã gần 2 năm học (năm học ………….và năm học ………….). Toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường với niềm vinh dự tự hào và ý trí quyết tâm cao, cố gắng thực hiện có hiệu quả cao nhất mô hình mới này.
Là giáo viên dạy Toán, tôi nhận thức sâu sắc vị trí trách nhiệm trong việc giáo dục, rèn luyện tạo ra sản phẩm là năng lực, phẩm chất toàn diện của con người trong thời đại mới. Bởi vì mô hình Trường học mới nhằm xây dựng và nhân rộng mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục của Việt nam.
Mô hình vừa thể hiện tính kế thừa những tinh hoa, những mặt tích cực của trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy và học, cách đánh giá, tổ chức và quản lý lớp học…
Bản thân luôn tin tưởng và cố gắng thực hiện những mục tiêu của mô hình Trường học mới bằng cách không ngừng học hỏi trao đổi, giao lưu với đồng chí, đồng nghiệp; cập nhật, tiếp thu những công văn, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện chương trình Trường học mới của các cấp lãnh đạo; cố gắng kết hợp, phát huy sức mạnh, tiềm năng của nhà trường, địa phương và gia đình phụ huynh học sinh, khắc phục những khó khăn cản trở nội tại.
Tôi thấy rằng thực hiện dạy học theo mô hình Trường học mới sẽ đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của người học. Học sinh tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của người thầy; học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe, trao đổi và phản biện ý kiến của bạn, nhất là khi tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Trường học mới mở ra cơ hội tăng cường gắn kết giữa nhà trường với các đoàn thể, giáo viên với phụ huynh học sinh… Phụ huynh được trực tiếp tham gia giáo dục con em mình thông qua việc thực hành kĩ năng của các em như: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng.
Việc thực hiện mô hình Trường học mới đối với môn Toán 6 ở trường THCS nói chung và đối với trường THCS Cẩm Quý nói riêng nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, phát huy ưu điểm của mô hình mới này như thế nào?
Với thời gian 19 năm công tác tại xã vùng cao, vùng kinh tế khó khăn cùng với 2 năm thực hiện chương trình Trường học mới, tôi đã có một vài kinh nghiệm và đúc rút thành đề tài nghiên cứu để áp dụng cho bản thân, đó là: “ Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong môn Toán 6- Mô hình Trường học mới ở trường THCS Cẩm Quý”
Tôi xin mạnh dạn trình bày để cùng trao đổi với các thầy giáo, cô giáo, các đồng chí đồng nghiệp đang giảng dạy mô hình Trường học mới tại các trường trung học cơ sở nói chung và đang dạy môn Toán học nói riêng, chắc chắn kinh nghiệm của tôi sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ để tôi được hoàn thiện nâng cao chuyên môn hơn nữa.
- Mục đích nghiên cứu:
– Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm để chọn ra cách thức tổ chức, biện pháp đem lại hiệu quả học tập tốt nhất cho học sinh trên cơ sở bám sát mục tiêu giáo dục của mô hình Trường học mới mà trước hết là thực hiện tốt mục tiêu từng bài học, hình thành ở người học những năng lực, phẩm chất rõ ràng. Học sinh có khả năng vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế.
– Tìm ra cách thức linh hoạt, phong phú sáng tạo trong tổ chức hoạt động học môn Toán cho học sinh như: Cách thức theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. Tìm ra các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, khắc phục những khó khăn trở ngại về cơ sở vật chất, xuất phát điểm về nhận thức, trình độ dân trí vùng cao… nhưng vẫn phù hợp mô hình Trường học mới và đảm bảo chất lượng, mục tiêu giáo dục.
– Vận dụng linh hoạt giữa chuyên môn, nghiệp vụ và nghệ thuật sư phạm của người thầy để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Tạo sự sinh động, hấp dẫn cho học sinh thông qua phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
– Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức để giải quyết các tình huống cụ thể, tích hợp triệt để kiến thức môn toán với các kiến thức môn học khác, giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về cách thức vận dụng tổ chức lớp học trong dạy học môn toán lớp 6 – mô hình Trường học mới đối với lớp 6A, 6B, 6C, nghiên cứu những yếu tố tâm lý tác động đến ý thức học tập của học sinh nhằm phát huy có hiệu quả nhất tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong những điều kiện khó khăn ở trường THCS Cẩm Qúy nói riêng và ở các trường THCS hiện nay nói chung, từ đó rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy của bản thân.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Nghiêm túc tiếp thu các chuyên đề, các công văn, thông tư hướng dẫn thực hiện mô hình Trường học mới, các hướng dẫn chỉ đạo thực hiện của Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục & Đào tạo.
– Để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học khi xây dựng Kế hoạch bài học đó là: Phương pháp dạy học gợi mở – vấn đáp, phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp dạy học luyện tập và thực hành, phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
-Nghiên cứu tài liệu trên mạng Internet và vận dụng các phương pháp nghiên cứu như quan sát sư phạm, phỏng vấn, điều tra giáo dục bằng bảng hỏi khi dạy học sinh. Sau đó sử dụng thống kê để phân tích xử lý số liệu thu được và tổng kết, rút kinh nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong hoạt động dạy và học, tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh là yếu tố then chốt quyết định kết quả dạy và học, trong dạy học môn Toán lớp 6- mô hình Trường học mới, yếu tố này lại càng trở nên đặc biệt quan trọng bởi vì môn Toán là một trong các môn chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình học, là chìa khóa mở ra kiến thức về Khoa học Tự nhiên, có thể sử dụng kiến thức toán học như công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển các nhóm năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Môn Toán thường được coi là khó và “ khô khan”; đối với học sinh vùng cao, việc học toán đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức – kỹ năng lại càng trở nên khó khăn hơn, chính vì thế người giáo viên dạy toán phải nỗ lực hết sức mình để tìm ra những giải pháp hiệu quả cho từng kiểu bài lên lớp, từng chương, phối kết hợp các phương pháp dạy học với nghệ thuật sư phạm, tích hợp liên môn, vận dụng, áp dụng thực tế trong những tình huống vui, thông minh, trí tuệ để tiết học không còn gò ép, phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của các
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]