SKKN Phát huy tính chủ động tích cực, tự giác của học sinh khi học bài thể dục phát triển chung Lớp 6
- Mã tài liệu: BM6112 Copy
Môn: | Giáo dục thể chất |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 773 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Long Biên |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Long Biên |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát huy tính chủ động tích cực, tự giác của học sinh khi học bài thể dục phát triển chung Lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Trong khi làm mẫu phân tích kỹ thuật cho học sinh, giáo viên cần phải làm mẫu động tác chính xác, phân tích động tác phải ngắn gọn dể hiểu, chú ý cho học sinh nắm được những nét cơ bản và nhấn mạnh được những yếu lĩnh của động tác (ví dụ động tác bụng thì nhịp 2 phải gập sâu chân thẳng).
– Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, buộc học sinh hành động theo
– Trong các tiết dạy phân chia học sinh thành các nhóm nhỏ để luyện tập sao cho hợp lý.
– Cán sự là người điều hành các nhóm luyện tập.
– Tại các nhóm lần lượt từng học sinh sẽ phải lên chỉ huy cho nhóm tập, quan sát sửa sai cho nhóm.
– Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức, quán xuyến và sửa sai cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngay khi mới thành lập Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà, nay là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài “Sức khoẻ và thể dục” (đăng trên báo Cứu quốc số 199, ngày 27/03/1946), Người viết : “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một ngời dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.
Để thực hiện lời kêu gọi của Bác, Đảng và Nhà nước ta đó thấy được tầm quan trọng của TDTT trong chiến lược phát triển con người nên đó đưa vào kế hoạch phát triển giáo dục trong các trường học : “Công tác giáo dục thể chất trong các trường học các cấp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đối với giáo dục thể chất ở bậc THCS thì đây là nhiệm vụ vô cùng to lớn và nặng nề. Bởi vì đây chính là bậc học gắn liền với sự thay đổi về tâm sinh lí, về tính cách, về sức khoẻ, là sự chuyển giao giữa hai thời kì, hai lứa tuổi khác nhau và nó quyết định tới xu hướng hình thành các phẩm chất nhân cách của con người sau này. Sự phát triển không đúng hướng hay một sự xáo trộn trong biến đổi sinh lý do tập luyện sẽ đem lại những hậu quả không nhỏ.
Hiện nay toàn ngành giáo dục đang đổi mới phương pháp dạy học, cùng với các môn khoa học khác giáo dục thể chất cũng được quan tâm đổi mới. Với chương trình đổi mới đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp giáo dục: Giảm lý thuyết tăng thực hành, phát huy khả năng và ý thức tự đánh giá nhận xét của các em. Bản thân các em chưa biết lựa chọn nội dung thể dục nào để rèn luyện sức khoẻ lại không tốn nhiều thời gian, phù hợp với mọi điều kiện.
Với đặc trưng bộ môn thông qua tập luyện các bài tập vận động để hình thành kĩ năng, kỹ xảo nâng cao thành tích cho người tập, góp phần nâng cao sức khỏe hình thành nhân cách học sinh từ đó giúp các em phát huy tính chủ động tích cực, tự giác, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của Bộ giáo dục và đào tạo. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục chúng ta phải cố gắng trau dồi kinh nghiệm để có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phù hợp với phong trào đổi mới phương pháp dạy học, dù dạy nội dung nào chúng ta cũng hướng cho học sinh tính chủ động tích cực, tự giải quyết vấn đề.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy thể dục ở trường trung học cơ sở tôi nhận thấy có nhiều đối tượng khác nhau: Có em sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, bên cạnh còn có những em bị bệnh bẩm sinh vv…Có những em chăm chỉ luyện tập đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn còn một số em chưa thực sự tự giác, tích cực luyện tập coi nhẹ việc rèn luyện sức khoẻ. Một câu hỏi luôn đặt ra khiến tôi băn khoăn phải làm thế nào để tất cả học sinh đều chủ động tích cực, tự giác luyện tập kể cả đối với những em kém may mắn không phải đứng nhìn các bạn thèm muốn buồn tủi mà sẽ biết lựa chọn cho mình một bài tập hợp lý để rèn luyện sức khoẻ. Để làm được điều đó tôi quyết tâm đi tìm xem có phương pháp nào hợp lý tác động đến học sinh khuyến khích được các em tự giác luyện tập nâng cao sức khoẻ phục vụ tốt cho việc học tập. Qua quá trình giảng dạy và học tập nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính chủ động tích cực, tự giác của học sinh khi học bài thể dục phát triển chung Lớp 6” và áp dụng vào giảng dạy tại trường.
- 2. Mục đích nghiên cứu.
– Giúp học sinh tích cực tự giác khi học bài thể dục phát triển chung, chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
– Tăng lượng vận động của học sinh, đáp ứng được yêu cầu, học sinh chủ động học bài.
– Phát huy vai trò của đội ngũ cán sự lớp được hiệu quả hơn.
– Giáo viên làm việc ít nhưng hiệu quả cao.
– Kết hợp với môn học Âm nhạc tăng sự hưng phấn, nhàm chán trong tập luyện của học sinh.
– Có thể đồng diễn trong các ngày lễ hội của nhà trường.
- 3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối lớp 6 THCS đây, là một trong những nội dung của thể dục cơ bản, động tác đơn giản dễ tập có tác dụng đến toàn bộ cơ thể song tính chủ động tích cực tự giác luyện tập của học sinh vẫn chưa cao. Điều đó khiến tôi suy nghĩ tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết làm sao để trong giờ học phải phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Nếu làm được điều này sẽ rất phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học hiện nay “tích cực hoá người học” không chỉ là thách thức với học sinh mà cả với giáo viên. Để tiết học thành công giáo viên phải có kế hoạch, tổ chức hướng dẫn học sinh phù hợp biết phát huy nội lực từ phía học sinh, hỗ trợ về kiến thức học sinh tự giác giải quyết.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp trực quan (làm mẫu)
– Phương pháp giảng giải (phân tích động tác)
– Phương pháp tập luyện: (Phương pháp tổ chức tập luyện đồng loạt, chia nhóm tổ)
– Phương pháp hoàn chỉnh.
– Phương pháp sửa chữa động tác sai.
– Kết hợp với Âm nhạc.
* Trước tiên tôi tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy, đánh giá kết quả học tập tại lớp 6 năm học ………… với nội dung bài thể dục tay không theo phương pháp cũ.
* Tiết học đầu tiên của bài thể dục phát triển chung tôi trang bị cho học sinh biết lợi ích, tác dụng của bài thể dục phát triển đối với cơ thể làm cho các em hiểu tại sao phải tập? tập như vậy có tác dụng gì? và áp dụng tập vào lúc nào (thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ hay bài khởi động trước khi học tập môn học Thể dục ở nhà trường phổ thông)… Cụ thể tập bài thể dục phát triển chung – giúp các em phát triển cân đối, có cả tác dụng phòng và chữa bệnh. Nội dung bài tập gồm các động tác đơn giản nhưng tác động toàn diện đến cơ thể như: Hệ cơ xương khớp, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn,… đều tham gia hoạt động có tác dụng tăng cường sự lưu thông của hệ tuần hoàn tinh thần thoải mái. Thông qua bài thể dục giáo dục cho học sinh được nhiều phẩm chất đạo đức tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn…
Bắt đầù tiết 2 Bài thể dục được lồng ghép với các nội dung khác, khi dạy nội dung bài thể dục tôi sử dụng nhóm phương pháp:
– Phương pháp trực quan
– Phương pháp giảng giải
– Phương pháp tập luyện: (Phương pháp tổ chức tập luyện đồng loạt)
– Phương pháp giảng dạy cuốn chiếu.
Cụ thể dạy theo các bước sau: (chỉ với nội dung bài thể dục tay không)
Bước 1: – Giới thiệu tên động tác.
– Giáo viên làm mẫu động tác.
– Phân tích chậm chi tiết động tác, nhấn mạnh yêu cầu cụ thể các nhịp.
– Cho học sinh tập kĩ thuật động tác, giáo viên quan sát sửa sai.
Bước 2: Sau khi học sinh nắm được kĩ thuật động tác tiến hành cho học sinh tiếp tục luyện tập do cán sự hoặc lớp trưởng chỉ huy.
Tôi sử dụng đội hình tập luyện như sau:
Đội hình học bài mới :
Đội hình học sinh luyện tập do cán sự hoặc lớp trưởng chỉ huy:
Qua từng tiết học tôi tiến hành kiểm tra bài cũ vẫn gặp một số học sinh chưa
thuộc. Sau thời gian 6 tiết học mới ôn cũ, 6 tiết ôn hoàn thiện 9 động tác bài thể dục phát triển chung. Kết quả thu được ở tiết 13 kiểm tra như sau:
Lớp 6 năm học ……….. có 42 học sinh (23 Nữ, 19 Nam):
Điểm 9 – 10: 7 học sinh. (Đạt 17 %)
Điểm 7 – 8: 18 học sinh. (Đạt 43 %)
Điểm 5 – 6: 15 học sinh. (Đạt 35,7 %)
Điểm 4: 2 học sinh. ( Chưa đạt 4,3%)
Từ kết quả đánh giá trên khiến tôi băn khoăn suy nghĩ đây là nội dung dễ, bài tập đơn giản, dễ tập mà tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi ít, điểm 5- 6 cũng cao, vẫn còn học sinh đạt điểm 4. Để trả lời câu hỏi tại sao? Tôi tiến hành phát phiếu điều tra thực trạng ban đầu về mức độ hứng thú tập luyện bài thể dục phát triển chung đối với học sinh lớp 6 năm học …………
* Nội dung phiếu:
– Phiếu 1: Em có hiểu tác dụng của bài thể dục phát triển chung không ?
– Phiếu 2: Em có hứng thú tập bài thể dục thể dục phát triển chung ?
– Phiếu 3: Em có thường xuyên tập bài thể dục phát triển chung ở nhà ?
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]