SKKN Phát huy tính tích cực cho học sinh, thông qua vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy phân môn học hát Âm nhạc 7

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: THCS
Môn: Âm nhạc
Lớp: 7
Bộ sách:
Lượt xem: 526
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
35
Lượt tải:

4

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát huy tính tích cực cho học sinh, thông qua vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy phân môn học hát Âm nhạc 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn
2. Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong phân môn học hát m nhạc 7
3. Dạy thử nghiệm

 

Mô tả sản phẩm

MỤC LỤC

Phần Nội dung Trang
1.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.Nội dung 2.1.Cơ sở lí luận
2.2.Thực trạng của vấn đề
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:

2.3.1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn.

2.3.2. Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong phân môn học hát Âm nhạc 7.

2.3.3. Dạy thử nghiệm

2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3.Kết luận,

đề xuất

3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


  1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài 

        Trong mọi thời đại, xã hội luôn cần đến những con người có tri thức, năng động, sáng tạo. Để đáp ứng được yêu cầu này thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều cốt yếu. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Ưu tiên tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…”

        Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm, bản thân luôn mong muốn vận dụng những phương pháp đổi mới một cách phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh, từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Trăn trở về vấn đề này, tôi đã tích cực nghiên cứu nội dung SGK, các môn học khác, tài liệu đổi mới PPDH, tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn, tổ chuyên môn, đặc biệt tích cực dự giờ các đồng nghiệp, kể cả cùng ban và trái ban. Tôi nhận thấy, trong mỗi môn học, ngoài những kiến thức của môn học đó, còn có kiến thức liên quan đến môn học khác.

       Ví dụ : khi dự tiết 45 văn học 8- “ Ôn dịch thuốc lá” – của cô giáo Nguyễn Thị Hồng, tôi thấy giáo viên có thể dùng kiến thức hóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn sinh để thấy chất độc có trong thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào. Kiến thức môn GDCD giúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến hủy hoại đạo đức, nhân cách ; môn Toán giúp các em tính toán được thiệt hại về kinh tế khi sử dụng thuốc lá liên tục…

        Hoặc khi dự giờ môn Sinh học 9, bài 54, 55, chủ đề “Ô nhiễm môi trường” của cô giáo Trần Thị Xuyến, tôi thấy giáo viên vận dụng kiến thức liên môn: Sinh học, Hóa học, Địa lí, đồng thời tích hợp giáo dục phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu vào bài dạy. Cụ thể : qua môn địa lí 6 học sinh được ôn lại vị trí và vai trò của tầng  ôzôn, hậu quả của việc thủng tầng  ôzôn,  biết xác định được vị trí địa lí của các châu, các nước, các địa phương, qua kiến thức môn sinh học và hiểu biết thực tế học sinh hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu…

        Khi giảng dạy tiết 26“Học bài hát Ca – Chiu – Sa” (môn Âm nhạc  7), với chủ đề tình đoàn kết hữu nghị, để hướng dẫn học sinh tiếp thu nhanh kiến thức, liên hệ thực tiễn tốt, ngoài kiến thức môn tôi đã tích hợp thêm kiến thức các môn Địa lí, Thể dục, Mĩ thuật, GDCD, Văn học, Lịch sử (Địa lí các em xác định vị trí địa lí trên bản đồ. Thể dục  một số động tác biểu diễn,  Mỹ thuật quan sát một số bức tranh của một số tác giả nổi tiêng, GDCD giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước và tự hào dân tộc, tình hữu nghị Việt Xô,  rút ra bài học,  Văn học đặt lời mới cho bài,  cảm nhận của em khi học xong bài hát. Lịch sử tìm hiểu về giai đoạn lịch sử, sự ra đời của tên lửa Ca – Chiu – Sa…) các môn học còn áp dụng vào một số tiết dạy ở một số chủ đề khác.

        Qua đó có thể nói rằng dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức dạy học tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và vận dụng một cách sáng tạo để giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn. Đồng thời giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và học tập độc lập. Tuy nhiên hiện nay việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn rất mới mẻ và gặp nhiều khó khăn. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng hình thức dạy học này ở nhiều  nhà trường còn rất ít.

        Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học qua chúng tôi đã thử nghiệm và thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học – Một trong các giải pháp  mà bản thân đã mạnh dạn áp dụng và đúc rút thành kinh nghiệm đó là: “Phát huy tính tích cực cho học sinh thông qua dạy học vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy phân môn học hát  âm nhạc 7 ở trường THCS Nga Thạch”, xin được trình bày với mong muốn nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp, các thầy cô giáo và hội đồng khoa học  giáo dục các cấp.

1.2.  Mục đích nghiên cứu

Dạy học tích hợp kiến thức nhiều môn học vào để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề  phức tạp, hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đó.

Tích hợp trong  dạy học sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập, tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt kiến thức các môn học vào giải quyết vấn đề liên quan đến thực tiễn, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh.

 Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy – học, nhằm nâng cao năng lực người học, hướng tới việc đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

       SKKN nghiên cứu về biện pháp hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào phân môn học hát  trong chương trình Âm Nhạc7.

       SKKN được xây dựng, thử nghiệm, rút kinh nghiệm chuyên đề cấp trường tại tổ chuyên môn Khoa học xã hội trường THCS Nga Thạch, đối tượng khảo sát thử nghiệm là học sinh khối 7 trường THCS Nga Thạch.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết (phân tích, tổng hợp tài liệu)

– Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm.

– Phương pháp hợp tác trong chuyên môn.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

6
Âm nhạc
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

30.000 

6
Âm nhạc
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

30.000 

6
Âm nhạc
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

30.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)