SKKN Phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh lớp 2
- Mã tài liệu: BM2101 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 427 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Du |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Du |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh lớp 2” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Làm phong phú vốn từ của ngôn ngữ toán học cho học sinh.
Biện pháp 2. Tổ chức cho học sinh lĩnh hội cấu trúc (cấu tạo) của ngôn ngữ toán học.
Biện pháp 3: Tập luyện cho học sinh sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học hình thành các khái niệm toán học.
Biện pháp 4: Tập luyện cho học sinh sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học hình thành quy tắc.
Biện pháp 5: Rèn luyện cho học sinh sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học giải toán.
Biện pháp 6: Phát triển 4 kĩ năng nghe – nói- đọc viết trong học tập toán cho học sinh lớp 2.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Toán học là môn học hết sức quan trọng trong nền giáo dục phổ thông. Học toán giúp học sinh hình thành kĩ năng tư duy một cách toàn diện đó là tư duy logic và tư duy ngôn ngữ.
Ngôn ngữ sử dụng trong dạy – học toán rất đặc biệt. Ngoài ngôn ngữ các em sử dụng hằng ngày qua giao tiếp thông thường còn có ngôn ngữ chuyên biệt dùng cho học toán gọi là ngôn ngữ toán học. Ngôn ngữ toán học là phương tiện giao tiếp trong lớp học toán và là công cụ của tư duy toán học. Điều đó khẳng định ngôn ngữ toán học có vai trò quan trọng trong dạy – học môn Toán ở tất cả các bậc học trong đó có bậc Tiểu học. Ngôn ngữ toán học mang đầy đủ những đặc trưng của ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ chuyên ngành. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán ở Tiểu học là cần thiết. Nếu sử dụng ngôn ngữ thiếu chính xác hoặc không hiểu hết ý nghĩa của ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Trong những năm gần đây, ngôn ngữ toán học cũng đã được quan tâm và được đề cập đến trong Chương trình và sách giáo khoa môn Toán nói chung và môn toán bậc Tiểu học nói riêng.
Song, trong thực tiễn dạy học, nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm tạo ra môi trường học tập mà ở đó học sinh được tập luyện sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học. Giáo viên chưa có những biện pháp giúp học sinh sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học trong học tập môn Toán. Vì vậy việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh các lớp đầu cấp tiểu học nói riêng có ý nghĩa thực tiễn.
Học sinh lớp 2 còn nhỏ tuổi. Vì vốn hiểu của các em còn ít nên năng lực ngôn ngữ cũng hạn chế. Nhiều bài tập các em hiểu nhưng không thể diễn đạt bằng lời và cũng không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Khi nghe thầy cô giảng bài có nhiều từ trừu tượng các em cũng không thể hiểu. Vì thế, kết quả học tập thấp.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm “Phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh lớp 2 ở trường TH Nga Điền 2” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
– Nghiên cứu lý luận về ngôn ngữ toán học, nội dung, chương trình môn Toán ở Tiểu học, SGK môn Toán lớp 2.
– Nghiên cứu thực trạng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán ở lớp 2.
– Đề xuất biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Toán.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ trong môn Toán lớp 2 bậc Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý
trường Tiểu học Nga Điền 2 nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán.
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu phiếu học tập, vở bài tập của học sinh.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
– Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu sau khi điều tra thực trạng, số liệu của quá trình thực nghiệm sư phạm.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1 Quan niệm về ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng làm phương tiện để giao tiếp chung cho một cộng đồng.[1]
Ngoài ra, ngôn ngữ còn được hiểu là hệ thống hữu hạn của các kí hiệu tùy ý kết hợp theo quy tắc ngữ pháp để làm phương tiện giao tiếp.[1]
2.1.2. Quan niệm về ngôn ngữ toán học.
Ngôn ngữ toán học bao gồm các kí hiệu, thuật ngữ, biểu tượng và các quy tắc kết hợp chúng dùng làm phương tiện để diễn đạt nội dung toán học một cách lôgic, chính xác, rõ ràng. Kí hiệu gồm chữ số, chữ cái, dấu các phép toán, dấu quan hệ và các dấu ngoặc được dùng trong toán học. Biểu tượng gồm hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ hoặc mô hình của đối tượng cụ thể. Khi đó, hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ được coi là các “phương tiện trực quan”.
Do đó, ngôn ngữ toán học được lấy làm phương tiện phục vụ việc giảng dạy, học tập. Đối với học sinh tiểu học, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học có nghĩa là sử dụng đúng, chính xác kí hiệu, biểu tượng, thuật ngữ trong tiếp nhận kiến thức mới hay trong giải bài tập và diễn đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết chính xác, linh hoạt, rõ ràng trong học tập môn Toán.
2.1.3. Chức năng của ngôn ngữ toán học.
Ngôn ngữ toán học có hai chức năng cơ bản: chức năng giao tiếp và chức năng tư duy.
* Chức năng giao tiếp:
Ngôn ngữ được sử dụng làm phương tiện để giao tiếp, truyền đạt những suy nghĩ, ý tưởng của con người với nhau. Ngôn ngữ giúp con người xây dựng hình ảnh tinh thần của thực tại, trao đổi kinh nghiệm của những gì đang diễn ra xung quanh và bên trong mỗi chúng ta. Ngôn ngữ là phương tiện để con người cùng nhau suy nghĩ, cùng nhau tạo ra kiến thức và sự hiểu biết, làm cho mọi người trên thế giới hiểu nhau hơn.
Chất lượng học tập của học sinh có liên quan đến chất lượng giao tiếp với giáo viên. Không có ngôn ngữ thì không thể có quá trình giao tiếp và không có giao tiếp, không có thông tin trao đổi trong lớp học toán thì toán học không thể diễn ra. Điều này khẳng định chức năng giao tiếp là vô cùng quan trọng
trong học tập và nghiên cứu toán học.
* Chức năng tư duy:
Trong ngôn ngữ toán học không có những kí hiệu, thuật ngữ toán học nào mà lại không biểu hiện khái niệm hoặc tư tưởng toán học. Ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào lại không được thể hiện nhờ ngôn ngữ toán học. Chẳng hạn, biểu thức 14 : 4 + 2 − 4 bao gồm các kí hiệu toán học liên kết lại với nhau theo một quy tắc nhất định và chứa đựng một vấn đề toán học cần được giải quyết. Để tính được giá trị biểu thức này thì người học phải tư duy, phải tuân theo quy tắc tính giá trị biểu thức để thực hiện. Quá trình tư duy để tìm kết quả của phép tính được thực hiện nhờ ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ toán học còn là phương tiện để biểu đạt kết quả của tư duy. Do đó có thể khẳng định rằng tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ toán học là cái để biểu hiện kết quả của tư duy.
Khi tiến hành các hoạt động tư duy giải quyết một vấn đề toán học thì người làm toán cần phải có một vốn tri thức, sự hiểu biết liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Vốn tri thức đó có được là nhờ các hoạt động khám phá, tìm tòi, nghiên cứu và tích lũy trong quá trình làm toán. Vốn tri thức này được lưu giữ, tàng trữ trong bộ não của con người chủ yếu là nhờ ngôn ngữ toán học. Thông qua ngôn ngữ toán học, loài người có thể truyền thụ những tri thức toán học từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.2. Thực trạng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán ở trường Tiểu học Nga Điền 2.
* Về phía giáo viên:
Ngôn ngữ toán học rất quan trọng trong dạy học môn Toán nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng. Qua nghiên cứu thực tiễn giảng dạy tại trường, tôi thấy hầu hết các giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết phải rèn luyện, phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh trong dạy học. Ngoài việc cung cấp tri thức toán học các đồng chí đã quan tâm đến việc rèn luyện ngôn ngữ toán học. Tuy nhiên một số giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp cho học sinh các thuật ngữ toán học. Trong luyện tập và củng cố, giáo viên chưa thực sự chú ý đến rèn luyện, phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh.
* Về phía học sinh:
Học sinh lớp 2 không chỉ gặp khó khăn về việc viết kí hiệu toán học mà việc đọc kí hiệu toán học cũng là một khó khăn không nhỏ. Các em thường áp dụng cách đọc trong Tiếng Việt vào trong toán học. Chẳng hạn, khi đọc điểm “C” học sinh đọc là điểm “cờ”, khi đọc đơn vị “cm” (xăng-ti-mét) có học sinh đọc là “cờ mờ”. Đọc số cũng không chính xác: số “91” học sinh đọc là “chín mươi một”, “25” đọc là “hai năm” hoặc “hai mươi năm”. Chính cách đọc không chính xác đã dẫn đến việc học sinh làm sai những bài yêu cầu viết cách đọc.
Ngoài ra kĩ năng đọc và hiểu hình ảnh, sơ đồ toán học của học sinh chưa được tốt. Học sinh còn mắc phải nhiều sai lỗi về diễn đạt. Nhiều em không hiểu được yêu cầu của bài toán, không “phiên dịch” được từ hình ảnh, sơ đồ trực quan sang ngôn ngữ toán học.
Học sinh không hiểu sơ đồ hình ảnh tóm tắt nên các em không thể “phiên dịch” từ hình ảnh sang bài toán có lời văn. Có em đặt đề toán nhưng không theo đúng tóm tắt, hiểu sai sơ đồ hình ảnh dẫn đến đặt đề toán sai.
Khảo sát sử dụng ngôn ngữ của học sinh các lớp 2B tại trường với sĩ số là 35 em, kết quả như sau:
– Số học sinh sử dụng tốt ngôn ngữ toán học: 5 em.
– Số học sinh sử dụng được ngôn ngữ toán học nhưng vẫn mắc lỗi ở cách đặt câu lời giải: 10 em.
– Số học sinh chỉ sử dụng được ngôn ngữ toán học ở một số trường hợp đơn giản: 12 em.
– Số học sinh chưa biết sử dụng ngôn ngữ toán học: 8 em.
Số học sinh yếu về cách sử dụng ngôn ngữ toán học còn nhiều. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học toán. Qua tìm hiểu, tôi thấy bật lên các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Một số giáo viên hiểu không đúng nghĩa của từ vựng trong ngôn ngữ toán học dẫn đến việc sử dụng trong giảng dạy không chính xác hoặc không phát hiện ra được những sai lầm trong cách phát biểu của học sinh.
Thứ hai: Khi dạy học sinh đặt lời giải, đa số giáo viên dạy lớp 2 đều dạy học sinh cách chuyển đổi từ câu hỏi của bài toán thành câu lời giải bằng cách: bỏ từ “hỏi”, thay từ “bao nhiêu” hoặc từ “mấy” trong câu hỏi bằng từ “số” và thêm từ “là” và dấu hai chấm vào cuối câu. Điều đó hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ, tư duy của học sinh.
Thứ ba: Học sinh các lớp đầu cấp mới bước đầu làm quen với kí hiệu toán học, học sinh thường đọc theo cách đọc trong Tiếng Việt. Do đó việc viết các đơn vị đo độ dài khác với việc đọc đã dẫn đến sai lầm của học sinh trong học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Làm phong phú vốn từ của ngôn ngữ toán học cho học sinh.
Từ vựng và ngữ nghĩa của ngôn ngữ toán học rất quan trọng trong học tập toán của học sinh. Học sinh chỉ nắm được nội dung toán học khi có một vốn kiến thức về ngôn ngữ toán học. Do đó trong dạy học, giáo viên cần chú trọng hình thành cho học sinh vốn từ của ngôn ngữ toán học và ngữ nghĩa của chúng. Tuy nhiên, ngôn ngữ và tư duy của học sinh lớp 2 còn hạn chế nên giáo viên phải có phương pháp giảng dạy thích hợp để học sinh có thể lĩnh hội một cách tốt nhất.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]