SKKN Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6
- Mã tài liệu: BM6152 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 977 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Bùi Thị Oanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Khương Đình |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Bùi Thị Oanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Khương Đình |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Mục tiêu của trò chơi
b. Phương pháp tổ chức trò chơi
– Giai đoạn chuẩn bị
– Giai đoạn thực hiện
-Điều khiển trò chơi
-Giai đoạn kết thúc
3.2.Các trò chơi trong dạy học môn Toán 6
a. Trò chơi “Tiếp sức”
b.Trò chơi hái hoa dân chủ (kiến thức chương 2- số nguyên)
c. Trò chơi: “Giải ô chữ”; “Trò chơi ô chữ”
d. Trò chơi “Lật mảnh ghép” “Lật tranh”, “Đi tìm kho báu”
e. Trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”
g. Trò chơi xếp hình
h. Trò chơi “Ai nhanh hơn?”
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên mang tính trừu tượng cao, tính logic đồng thời môn toán còn là bộ môn công cụ hỗ trợ cho các môn học khác, có tính thực tiễn phổ dụng. Những tri thức và kỹ năng toán học cùng với những phương pháp làm việc trong toán học trở thành công cụ để học tập những môn khoa học khác và nó là cầu nối các ngành khoa học với nhau đồng thời nó có tính thực tiễn rất cao trong cuộc sống xã hội và với mỗi cá nhân. Môn toán có khả năng tư duy lôgic, phát huy tính linh hoạt, sáng tạo trong học tập và môn toán là một trong những môn học khó nhất.
Hiện nay mục tiêu giáo dục cấp THCS đã được mở rộng, các kiến thức và kỹ năng được hình thành và củng cố để tạo ra 4 năng lực chủ yếu:
+Năng lực hành động.
+Năng lực thích ứng.
+Năng lực cùng chung sống và làm việc.
+Năng lực tự khẳng định mình.
Trong đề tài này tôi quan tâm để đi khai thác đến 2 nhóm năng lực chính là “năng lực cùng chung sống và làm việc” và “năng lực tự khẳng định mình” vì kiến thức và kỹ năng là một trong những thành tố của năng lực HS.
Qua quá trình giảng dạy thực tế tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt động trò chơi thông qua các bài toán trong giờ học toán luôn gây được hứng thú cho các em và các em làm việc, học tập rất sôi nổi. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6 tại trường THCS Đông Tiến”
Qua sáng kiến này tôi muốn đưa ra một số cách thức tổ chức các trò chơi trong tiết dạy và các trò chơi trong môn Toán 6 từ đó hình thành cho học sinh các kỹ năng như hoạt động nhóm, kỹ năng trình bày, năng lực chung sống, làm việc và qua các hoạt động trò chơi đó học sinh có cơ hội tự khẳng định mình trước bạn bè và thầy cô.
Qua sáng kiến này tôi cũng tự đúc rút cho bản thân mình những kinh nghiệm để làm luận cứ cho phương pháp dạy học mới của tôi những năm tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu
– Đổi mới phương pháp dạy học.
– Nâng cao chất lượng dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi
Cụ thể là :
+Tìm hiểu thực trạng học sinh
+Những phương pháp đã thực hiện
+Những chuyển biến sau khi áp dụng
+Rút ra bài học kinh nghiệm
+Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của GV và HS để phát hiện trình độ nhận thức, phương pháp và chất lượng hoạt động nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
– Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy nhằm tìm ra nguyên nhân những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải toán. Từ đó tổ chức có hiệu quả hơn trong các giờ dạy tiếp theo.
- Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6 tại trường THCS Đông Tiến
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp, điều tra, khảo sát, thu thập và xử lý số liệu.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp đối chiếu so sánh
- NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm.
– Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và các nghành khoa học khác. Đặc điểm về môn toán nội dung nhiều, công thức tính nhiều, bài tập thì đa dạng (có khó, có dễ, có phức tạp). Vì thế nếu không tìm cách tổ chức một giờ dạy sao cho hợp lý, sinh động hấp dẫn thì rất khó có thể lôi cuốn được học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, mang tính chất công thức khô khan.
– Trong những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV: Học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được.
Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định:”Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học, tuy nhiên, thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy. Mặt khác, cũng có trường hợp HS mong muốn được học theo phương pháp dạy học tích cực nhưng GV chưa đáp ứng được. Do vậy, GV cần phải được bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho học sinh. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả. Phương pháp dạy học tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học.
– Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của HS.
- Dạy học phân hóa kết hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.
- Tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng vào thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ GV
Vấn đề cần quan tâm ở đây là chất lượng dạy và học của GV và HS như thế nào là hiệu quả, nên chúng ta cần bàn đến.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đối với đặc thù môn Toán, việc phủ nhận những phương pháp dạy học truyền thống là điều thiếu thoả đáng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa chúng ta có quyền “ khư khư ” với những gì đã có. Một học sinh đã quá nhàm chán với kiểu học thầy giảng, trò nghe, ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày ý kiến theo gợi ý của thầy… nảy sinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí chán học bộ môn.
- Đối với giáo viên
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn toán và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy: Để giờ Toán đạt được kết quả tốt hơn, gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của người học sinh người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết hợp tổ chức các trò chơi trong giờ học Toán. Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng đã được nhiều giáo viên quan tâm, giờ học Toán là một môn khoa học có tính thực tế cao, việc xây dựng các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Toán THCS cũng không phải là một vấn đề quá khó.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]