SKKN Phương pháp giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 thông qua đặc trưng thể loại
- Mã tài liệu: BM7059 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1253 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Phong Sắc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Phong Sắc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 thông qua đặc trưng thể loại” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng thi pháp của thơ trung đại
2. Thống kê các văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 7
3. Khâu chuẩn bị phải chu đáo
4. Dạy học trên lớp phải theo từng bước cụ thể
5. Chú ý đến đặc trưng thể loại
6. Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, khoa học
7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU:
- Lí do chọn đề tài.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ trung đại chiếm một vị trí rất quan trọng. Bởi vì các tác phẩm văn học nói chung, thơ trung đại nói riêng là một bộ phận gắn liền với giai đoạn lịch sử phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Chúng ta có thể tìm thấy trong thơ trung đại những quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với cấp THCS, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ… cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
Xét về mặt nội dung và nghệ thuật, các bài thơ trữ tình trung đại có nhiều điểm tương đồng. Các tác phẩm đều phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, tình cảm… của người Việt Nam một cách sâu sắc.
Các tác phẩm thi ca Việt Nam thời kì này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nghệ thuật của thơ Đường, thi pháp thơ rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc ở: ngôn ngữ hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại. Hiểu được các bài thơ này một cách thấu đáo đã là khó, song việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được còn khó khăn hơn rất nhiều. Thiết nghĩ, đó là vấn đề mà rất nhiều giáo viên dạy môn Ngữ văn rất trăn trở.
Chương trình Ngữ văn THCS được biên soạn theo thể loại và phương thức biểu đạt nên thơ trung đại được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 7. Với đối tượng học sinh vừa chuyển lên cấp học mới được một năm, trong khi chương trình Ngữ văn không có một bài nào giới thiệu về tiến trình lịch sử văn học, mặt khác vốn sống, vốn hiểu biết về văn học của các em còn hạn chế thì việc tiếp nhận các tác phẩm thơ trung đại sẽ gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy dẫn đến hiện tượng học sinh ngại học các tác phẩm thơ trung đại. Đây là một cản trở trong quá trình truyền thụ cho các em học sinh vẻ đẹp của các bài thơ thuộc giai đoạn này.
Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đó và đáp ứng được yêu cầu giảng dạy giáo viên phải tìm hiểu kĩ chương trình, bổ sung thêm kiến thức từ các sách nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn trên và dễ dàng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các bài thơ trung đại.
Sách Ngữ văn 7 có chú trọng bồi dưỡng cho học sinh lý thuyết về thể loại và rèn kỹ năng nhận diện thể loại của tác phẩm dù còn rất sơ lược, nhưng hơn ai hết giáo viên phải là người nắm vững đặc trưng kết cấu của từng thể loại cụ thể cùng đặc điểm hệ thống thi pháp của chúng (lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, tứ tuyệt, bát cú, ca, cổ phong… mỗi thể loại có những yêu cầu riêng), đồng thời nắm chắc niêm, luật, vần, đối… mà từng thể loại yêu cầu, thì mới có thể định hướng cho học sinh nhận diện thể loại một cách dễ dàng, chỉ cho các em biết cách vận dụng những yêu cầu đặc trưng của chúng để tập làm thơ theo từng thể loại.
Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nhưng bản thân tôi chưa thấy công trình nào đi sâu nghiên cứu về đặc trưng thể thơ để qua đó giúp học sinh tiếp cận các tác phẩm thơ trung đại. Các đồng nghiệp của tôi trong tổ Ngữ văn cũng luôn trăn trở tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn và đối tượng học sinh trong từng lớp, từng khóa học cụ thể, nhưng cũng chưa có đồng chí nào đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ, trăn trở để tìm ra cách tiếp cận hiệu quả nhất cho các em học sinh khi dạy các bài thơ trung đại. Đây là một vấn đề bản thân tôi cho là rất quan trọng trong việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung, và trong chương trình Ngữ văn lớp 7 nói riêng, đặc biệt là phần thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
Xuất phát từ những trăn trở như trên nên tôi đã nghiên cứu tìm tòi, tích lũy để đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Phương pháp giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 thông qua đặc trưng thể loại”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc tiếp cận và cảm thụ tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại của thơ trữ tình trung đại Việt Nam để giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7 trường THCS Ba Đình – Bỉm Sơn – Thanh Hóa
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này giúp chúng ta đi tìm hiểu sâu hơn từng thể loại thơ để từ đó chúng ta tìm ra được những phương pháp phù hợp khi giảng dạy các bài thơ trữ tình trung đại.
- Phương pháp điều tra, quan sát:
Phương pháp này giúp chúng ta tìm ra được những phương pháp phù hợp nhất để giáo viên áp dụng vào quá trình giảng dạy cho từng bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7.
- Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm:
Phương pháp này giúp chúng ta tìm hiểu được thực trạng của việc dạy của từng giáo viên, việc học ở học sinh từng lớp qua các bài thơ trữ tình trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS.
- Phương pháp đàm thoại:
Phương pháp này giúp chúng ta tìm ra được phương pháp dạy phù hợp cho từng bài thơ thông qua việc trao đổi, thảo luận với giáo viên trong tổ xã hội về vấn đề dạy Ngữ văn nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại 7 nói riêng.
- Phương pháp thực nghiệm:
Phương pháp này giúp chúng ta kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các ý kiến đóng góp về phương pháp giảng dạy thơ trữ tình trung đại để từ đó điều chỉnh sao cho hợp lý hơn.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc dạy và học văn học trung đại Việt Nam nói chung và tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 nói riêng thì cho đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn cho người dạy lẫn người học. Để hiểu được sâu sắc những tác phẩm đó chẳng phải là chuyện dễ dàng gì; dạy những tác phẩm đó cho người học hiểu được cái hay, cái đẹp của nó lại càng khó khăn gấp bội. Vấn đề có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào cản ngôn ngữ bởi những tác phẩm ấy đều viết bằng ngôn ngữ Hán cổ và ngôn ngữ Việt cổ có phần khó hiểu với tiếng Việt hiện đại. Thêm vào đó là người tiếp nhận văn bản dù muốn hay không ít nhiều phải hiểu rõ môi trường văn hóa trung đại, tư tưởng ý thức hệ tư tưởng thời trung đại, điển cố điển tích, thể loại văn học… Chỉ bấy nhiêu thứ cũng đủ làm cho người dạy lẫn người học đau đầu, mệt trí thì thử hỏi làm sao mà lắng lòng, mà bình tâm để cảm nhận cho được cái hay cùng vẻ đẹp của nó qua cách biểu đạt rất kiệm lời của các bậc tiền bối đã gởi gắm trong từng câu chữ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Chương trình Ngữ văn 7 kì I có một số lượng tương đối lớn các văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến. Các tác giả thơ trữ tình trung đại phần nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]