SKKN Phương pháp phân tích đi lên vào việc dạy và học Hình học lớp 7
- Mã tài liệu: BM7126 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 778 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Lĩnh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Phúc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Lĩnh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp phân tích đi lên vào việc dạy và học Hình học lớp 7”:
Để có thể dạy toán theo phương pháp đổi mới hiện nay, quá trình dạy và học phải “Lấy học sinh làm trung tâm”. Người thầy giáo có kiến thức sâu rộng chưa đủ mà còn phải thường xuyên đổi mới tư duy trong từng bài giảng. Để đạt được hiệu quả cao trong việc dạy học môn toán thì ”Phương pháp Phân tích đi lên” là không thể thiếu được, nó là công cụ sắc bén cho việc tìm tòi lời giải bài toán, nó giúp thầy – trò tìm ra con đường đi tới đích của vấn đề.
Dựa vào phương pháp ”Phân tích đi lên” học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức dễ dàng, sâu sắc mà còn chủ động tìm tòi lời giải bài toán cho chính mình. Như vậy có thể nói ”Phương pháp phân tích đi lên” là phương tiện hổ trợ đắc lực trong quá trình phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, nó là sợi chỉ xuyên suốt quá trình dạy, học toán.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Qua những năm làm công tác giảng dạy môn Toán tôi luôn trăn trở “Dạy như thế nào để đáp ứng được tất cả các đối tượng học sinh yêu thích mỗi tiết dạy nói riêng và trong cả quá trinh dạy toán nói chung”. Bởi lẽ môn Toán trong trường phổ thông là một trong những môn học được xem là “khó”, nó có tính trừu tượng cao độ và tính thực tiễn phổ dụng. Không những thế môn Toán còn có tính lôgic và thực nghiệm, nó có một vị trí rất quan trọng trong nhà trường – đó là môn học công cụ, môn học có tiềm năng phát triển năng lực trí tuệ và hình thành các phẩm chất trí tuệ cho học sinh.
Trong thời đại công nghiệp hoá – hiện đại hoá, nhất thiết phải đặt trên nền tảng dân trí ngày càng được nâng cao. Nghị quyết WIII Đảng đã nêu lên “Lấy giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu ”. Vì thế phải có một chiến lược giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trên mọi lĩnh vực khoa học. Sự phát triển khoa học tự nhiên lại đặt trên nền tảng khoa học toán phát triển vững chắc. Vậy dạy toán trong trường THCS ngoài mục đích cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh, còn phải dạy cho học sinh phương pháp nghiên cứu, tìm tòi để phát triển tri thức toán. Chính vì lẽ đó mà các nhà giáo dục đã, đang và đang mãi mãi nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy, học toán nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
Để có thể dạy toán theo phương pháp đổi mới hiện nay, quá trình dạy và học phải “Lấy học sinh làm trung tâm”. Người thầy giáo có kiến thức sâu rộng chưa đủ mà còn phải thường xuyên đổi mới tư duy trong từng bài giảng. Để đạt được hiệu quả cao trong việc dạy học môn toán thì ”Phương pháp Phân tích đi lên” là không thể thiếu được, nó là công cụ sắc bén cho việc tìm tòi lời giải bài toán, nó giúp thầy – trò tìm ra con đường đi tới đích của vấn đề. Dựa vào phương pháp ”Phân tích đi lên” học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức dễ dàng, sâu sắc mà còn chủ động tìm tòi lời giải bài toán cho chính mình. Như vậy có thể nói ”Phương pháp phân tích đi lên” là phương tiện hổ trợ đắc lực trong quá trình phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, nó là sợi chỉ xuyên suốt quá trình dạy, học toán.
Là giáo viên dạy toán trong nhiều năm tôi đã vận dụng “Phương pháp phân tích đi lên”. Tôi xin viết lại kinh nghiệm áp dụng “Phương pháp phân tích đi lên” vào việc dạy và học hình học lớp 7 .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
* Tong quá trình dạy học toán để giúp HS khối THCS học tốt môn Toán và biết cách khai thác, vận dụng kết quả của một bài tập Toán thì người giáo viên ngoài việc không ngừng tìm tòi và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặc trưng bộ môn mà ngoài ra còn phải truyền đạt được cho các em phương pháp giải bài tập Hình học bằng phương pháp phân tích đi lên.
– Từ phương pháp dạy học giải bài tập Hình học bằng phương pháp phân tích đi lên, học sinh sẽ vận dụng vào khai thác kết quả của một bài tập Toán và sáng tác ra các bài tập tương tự, tích luỹ thêm vốn kiến thức giải toán cho bản thân để giải được các bài toán tương tự, tích luỹ và rèn luyện kĩ năng giải toán cho bản thân mình.
– Chính vì thế mà bản thân tôi mới mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng vào trong quá trình dạy học Toán kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập Toán trong trường THCS thông qua Phương pháp phân tích đi lên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Lí luận về phương pháp dạy học Toán THCS
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Đọc và nghiên cứu tài liệu
– Trao đổi với đồng nghiệp từ các buổi sinh hoạt chuyên môn
– Các phương pháp điều tra, phân tích tổng hợp, phương pháp suy diễn lôgic.
– Phương pháp chọn lọc và thử nghiệm thực tế.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Hoạt động dạy và học là hai quá trình luôn luôn gắn chặt với nhau và thống nhất biện chứng với nhau. Song học hoàn toàn không thụ động, học phải hiếu động, sáng tạo thì hiệu quả mới cao. Dạy tốt dẫn đến học tốt, học tốt đòi hỏi dạy tốt. Vì vậy “thi đua dạy tốt, học tốt” là khẩu hiệu hành động cho sự nghiệp giáo giục.
Hầu hết các học sinh được hỏi đều có chung một ý kiến môn Toán là một môn học “khó” nên dẫn tới rất ít học sinh có hứng thú say mê nghiên cứu sâu môn toán đặc biệt là phân môn hình học hoặc các em chỉ học một cách thụ động mà không biết cách vận dung để giải quyết các bài toán, vấn đề Toán học khác. Phần lớn học sinh sợ môn hình học, học sinh sợ bởi lẽ các em thiếu đi kỹ năng vẽ hình, chưa huy động được khả năng tư duy trừu tượng, bế tắc trong đường lối giải quyết vấn đề. Để học sinh không những không còn sợ học hình, mà còn yêu thích học hình, Thầy giáo cần phải tháo gở được ba vướng mắc trên. Sau đây tôi xin nêu ra cách tháo gở vướng mắc thứ ba bằng việc vận dụng “phương pháp phân tích đi lên”. Phương pháp đó giúp cho học sinh hiểu bài một cách dể dàng, không bất ngờ, đồng thời còn tìm ra lời giải bài toán ( hay tìm ra đường lối giải quyết vấn đề )
Dạy toán bao gồm: dạy khái niệm, dạy định lý và dạy giải bài tập. “PPPTĐL” gắn liền với dạy định lý và dạy giải bài tập. Dạy định lý và bài tập dựa theo hai con đường suy diễn và suy đoán. chẳng hạn muốn chứng minh một mệnh đề A nào đó ta cần phải chứng minh mệnh đề B, và cứ như thế ta đi đến cần mệnh đề M (mà mệnh đề M đã cho trước, đã được chứng minh, hoặc mệnh đề mà các em đã có kết quả từ một bài toán đã biết …) và như thế trò tiếp thu được phương pháp luận. Có phương pháp luận trong tay hoc sinh sẽ chủ động tìm ra đường lối giải quyết vấn đề mặc dù khó và trừu tượng như hình học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
– Hiện nay tuy đã nhiều năm thực hiện giảng dạy theo phương pháp đổi mới, nhưng vẫn còn không ít hiện tượng dạy học theo kiểu đọc chép, thụ động.Trong khi đó môn hình học lại trừu tượng rất khó hiểu vì vậy học sinh không hiểu bài, hoặc hiểu bài một cách thụ động. Học sinh không vận dụng được lý thuyết vào làm bài tập.
– Điều kiện cơ sở vật chất hiện nay còn khó khăn, trang thiêt bị dạy hình còn quá thô sơ. Trong khi đó khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển như vũ bão. Để cung cấp đầy đủ tri thức hình học cho học sinh đòi hỏi thầy giáo phải thường xuyên tìm tòi cải tiến phương pháp dạy nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh. “PPPTĐL” là phương tiện hữu hiệu trong quá trình phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
– Kết quả khảo sát học sinh khi chưa áp dụng đề tài:
* 34 em học sinh lớp 7A trường THCS Định Tân đầu năm học …………..được hỏi có thích học hình học không thì có 4 em thích (11,76%), 21 em không thích (61,76%), còn 9 em không trả lời (26,48%).
* Kết quả điểm khảo sát một bài kiểm tra hình học ( ngày …………..)
Lớp | Sĩ số | Số HS đạt điểm giỏi | Số HS đạt điểm khá | Số HS đạt điểm TB | Số HS đạt điểm Y – K | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
7A | 34 | 3 | 8,82 | 8 | 23,52 | 7 | 20,59 | 16 | 40,07 |
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để khắc phục thực trạng trên.
Để hình thành kĩ năng giải bài tập cho học sinh phải thông qua quá trình ôn luyện. Tuy nhiên không phải cứ giải nhiều bài tập là học sinh có kỹ năng giải toán. Việc ôn luyện sẽ có hiệu quả nếu như giáo viên biết khéo léo khai thác các phương pháp đặc biệt là phương pháp phân tíc đi lên để hướng dẫn học sinh tìm lời giải cho các bài toán mới thông qua yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi trước khi giải một bài toán đó là:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]