SKKN Rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 6
- Mã tài liệu: BM6098 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2186 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Trần Thị Lan Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Giảng Võ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Trần Thị Lan Anh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Giảng Võ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giải pháp cũ
2. Giải pháp mới
2.1. Phát triển năng lực của học sinh thông qua việc rèn các kĩ năng cần thiết khi làm bài văn tả cảnh
2.2. Rèn kĩ năng của học sinh theo hướng phát triển năng lực qua các bước làm bài văn tả cảnh
2.3. Kiểm tra, đánh giá năng lực làm bài văn tả cảnh của học sinh
2.4. Ưu điểm của giải pháp mới
Mô tả sản phẩm
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh (HS). Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ hỗ trợ cho các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn, tích hợp các môn học khác nhau trong việc dạy và học môn Ngữ Văn; phát huy cao nhất tính tích cực của HS từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Kiểu bài mà HS cần tạo lập trong khi học chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) là khá nhiều, trong đó có kiểu bài miêu tả, đây là một trong hai kiểu bài HS được học ở lớp 6 (lớp đầu cấp THCS), một kiểu bài khá quan trọng. Bởi vì khi tạo lập kiểu văn bản này đòi hỏi HS phải có sự quan sát, có trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú; phải biết thể hiện cảm xúc, sự đánh giá của mình đối với sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… nhằm làm cho những cái được miêu tả hiện ra một cách cụ thể sống động như vốn có trong đời sống.
Thế nhưng, qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng làm bài văn của HS còn hạn chế, bài làm của các em về kiểu bài miêu tả nói chung, miêu tả cảnh nói riêng chưa có chất lượng cao, thiếu nét riêng, thiếu sự sáng tạo cần có. Vì vậy, việc rèn kĩ năng làm kiểu bài này cho HS lớp 6 là rất cần thiết và quan trọng, giúp các em có kĩ năng viết tốt một bài văn theo yêu cầu.
Quả thật, niềm vui của mỗi người giáo viên (GV) dạy văn đâu chỉ là chất lượng tính bằng con số mỗi năm, mà chính là những ánh mắt long lanh vì đã hiểu bài, những bàn tay tự viết ra được những lời văn óng ánh, những nụ cười thiện cảm với môn văn từ phía HS. Để đạt được những điều vô cùng quý giá đó, chúng tôi không chỉ say mê nhiệt tình với công tác giảng dạy mà còn phải luôn tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp 6″.
- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Từ trước đến nay, trong rất nhiều tài liệu, có đưa ra phương pháp làm văn miêu tả nói chung, phương pháp làm bài văn tả cảnh nói riêng như cuốn “Hướng dẫn tập làm văn 6” do tác gải Vũ Nho làm chủ biên hay cuốn “Những bài làm văn tự sự và miêu tả” của tác giả Nguyễn Quang Minh,… Đồng thời đây cũng là vấn đề được nhiều GV quan tâm. Đã có nhiều đề tài đề cập đến trên các trang web http://giaovien.net, thuvienbaigiang.com.vn…
Tuy nhiên, các tác giả đó đều mới chỉ nêu ra lí thuyết chung chung, và có đưa một số bài văn mẫu nhưng còn xa vời với thực tế HS ở địa phương, mà chưa hướng tới phương pháp rèn kĩ năng làm kiểu bài này.
Để kế thừa và phát huy một cách sáng tạo các vấn đề mà các giáo sư, các đồng nghiệp đã đề cập đến, tôi nêu ra một số phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp 6 nói chung và đặc biệt là HS giỏi.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là giúp các em nắm vững hơn kiểu bài và các kĩ năng cần thiết, các bước làm một bài văn miêu tả nói chung và bài văn tả cảnh nói riêng để biết vận dụng sáng tạo khi đưa yếu tố miêu tả vào trong các kiểu bài khác như biểu cảm, tự sự, thuyết minh và cả nghị luận,… góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho HS.
Ngoài ra, việc rèn kỹ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo, vai trò trung tâm của HS trong quá trình học tập: giúp các em vững vàng hơn, tự tin hơn khi tạo lập văn bản thuộc kiểu bài này, đồng thời sẽ tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi tâm lí ngại học văn của một số HS.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu đề tài này, tôi cũng muốn góp thêm một tiếng nói vào việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp bạn bè đồng nghiệp khắc phục những khó khăn về phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả nói chung, kĩ năng làm bài văn tả cảnh nói riêng cho HS, hướng tới tích hợp kiến thức liên môn trong dạy và học.
- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
– Tìm ra những phương pháp rèn kĩ năng khi dạy bài văn miêu tả cảnh. Đồng thời đa dạng hoá phương pháp, kĩ thuật dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp làm kiểu bài này nói riêng.
– Tìm hiểu về tình hình học tập của HS đối với bộ môn về khả năng nắm bắt kiến thức, hứng thú trong học tập, đồng thời giúp các em có những kĩ năng tốt hơn khi làm bài văn miêu tả và các kiểu bài khác.
– Đồng thời với đề tài này, tôi cũng muốn nghiên cứu cách thức đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
- V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực của HS. Thực chất đây là hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò trong các tiết làm bài văn miêu tả nói chung, bài văn tả cảnh nói riêng cho HS khối 6 ở bậc học THCS.
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Ngữ văn lớp 6 (phần văn miêu tả) và HS khối 6 trường THCS Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
– Phương pháp trình bày- giải thích;
– Phương pháp so sánh- đối chiếu: so sánh giữa giải pháp cũ thường làm với giải pháp mới để có sự kế thừa và phát huy;
– Phương pháp phân tích, tổng hợp: tìm hiểu kĩ các nội dung, tổng hợp những kết quả đã có trong việc rèn kĩ năng theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS;
– Phương pháp khảo sát- điều tra: các câu hỏi và các bài kiểm tra, đánh giá để tìm hiểu mức độ hứng thú của HS và rút ra những phần cần điều chỉnh, bổ sung;
– Phương pháp trao đổi, thảo luận: trao đổi với đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện các phương pháp rèn kĩ năng cho HS; trao đổi với HS, lắng nghe ý kiến từ phía các em.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Tập làm văn là một trong 3 phân môn của môn Ngữ văn. Phân môn này có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Trong chương trình Ngữ văn THCS có nhiều dạng văn bản HS được tiếp cận. Văn bản miêu tả là một trong những dạng văn bản trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn THCS. Cũng như những tác phẩm khác, ngoài mục đích văn chương, văn bản miêu tả với những giá trị đặc trưng riêng đã đem lại cho HS những phát triển mà mỗi dạng văn bản tạo ra từ chính giá trị của bản thân tác phẩm.
Văn miêu tả là loại văn viết ra nhằm trình bày những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… nhằm làm cho những cái được miêu tả như hiện ra trước mắt người đọc người nghe, giúp họ có thể hình dung ra chúng một cách cụ thể, sinh động. Nói một cách khác văn miêu tả là loại văn thể hiện những đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong đời sống. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của người viết đối với sự vật, sự việc, con người,…
Vì vậy ta có thể khẳng định rằng: “Thể loại văn miêu tả chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sáng tác cũng như trong đời sống sinh hoạt của con người”. Vậy làm thế nào để giúp HS làm tốt bài văn miêu tả?
Việc cần thiết nâng cao chất lượng, phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng còn được dựa trên những định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về việc “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” chỉ rõ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, các bậc học […] cần áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS những năng lực và tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Chú ý bồi dưỡng những HS có năng khiếu”.
Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho HS là một yêu cầu quan trọng và cần thiết.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]