SKKN Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh qua tiết 85, Ngữ văn 7: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (Đặng Thai Mai)

Giá:
50.000 đ
Môn: Ngữ Văn
Lớp: 7
Bộ sách:
Lượt xem: 3067
Lượt tải: 4
Số trang: 29
Tác giả: Bùi Thị Minh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Khương Mai
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 29
Tác giả: Bùi Thị Minh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Khương Mai
Năm viết: 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh qua tiết 85, Ngữ văn 7: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (Đặng Thai Mai)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Từ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai, có thể tích hợp rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở một số tiết học trong chương trình Ngữ văn 7
2. Từ “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, từng bước hướng dẫn học sinh nắm vững đặc trưng và các giá trị của ngôn ngữ tiếng Việt vào một số văn bản và đoạn trích văn bản cụ thể
3. Từ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, đi đến rèn luyện ý thức cho học sinh tình yêu tiếng Việt ở một số văn bản cụ thể trong chương trình Ngữ văn
4. Từ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” đi đến rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng tiếng Việt trong văn học và trong giao tiếp hàng ngày
5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá sau quá trình tiếp nhận văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” cho học sinh

Mô tả sản phẩm

MỤC LỤC

 

  1. MỞ ĐẦU

   Trang

1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..
1.2. Mục đích nghiên cứu…………….……….……………………….
1.3. Đồi tượng nghiên cứu………….….…………………………………
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..

 

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………….
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến…………
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp……………………
2.3.1. Từ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai, có thể tích hợp rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở một số tiết học trong chương trình Ngữ văn 7…………………………………………………………
2.3.2. Từ “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, từng bước hướng dẫn học sinh nắm vững đặc trưng và các giá trị của ngôn ngữ tiếng Việt vào một số văn bản và đoạn trích văn bản cụ thể……………………………………..   
2.3.3. Từ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, đi đến rèn luyện ý thức cho học sinh tình yêu tiếng Việt ở một số văn bản cụ thể trong chương trình Ngữ văn 7………………………………………………………………….
2.3.4. Từ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” đi đến rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng tiếng Việt trong văn học và trong giao tiếp hàng ngày……………………………………………………………………………….
2.3.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá sau quá trình tiếp nhận văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” cho học sinh……………………………………….
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………….

 

  1. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

 

  1. Mở đầu

1.1. Lí do chọn đề tài

Đầu thế kỷ XX, nhân kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du, học giả Phạm Quỳnh đã sang sảng tuyên ngôn: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn; có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ!…” [2]. Lời cụ Phạm không chỉ tỏ bày sự ái mộ với cụ Nguyễn Tiên Điền, với Truyện Kiều, mà trong sâu thẳm, ta còn thấy một niềm tự hào sâu sắc lẫn nhiệt huyết lớn lao với tiếng nói dân tộc.

Gần đây, sau buổi thi môn Ngữ văn kỳ thi quốc gia …………., một loạt tranh cãi đã diễn ra liên quan đến câu thơ trong bài Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ. Đề thi có đoạn:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ” 

Nhiều giáo viên, người yêu văn học và cả một số nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình,… cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhầm lẫn trong đề thi, bởi theo nhiều người thì câu thơ chính xác phải là: “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”. Nhưng hãy khoan bàn luận, tham gia tranh cãi về câu chữ đúng- sai của bài thơ. Nhìn nhận một cách khách quan, ta thấy dù ngả theo phương án nào thì những người đúng và cả người chưa đúng đều rất tâm huyết với một tác phẩm đã tôn vinh tiếng Việt. Suy rộng ra, đây là một việc làm tốt, có trách nhiệm của những người có tâm với tiếng nói của dân tộc. Không có tình yêu với ngôn ngữ của đất nước thì không bao giờ khi thấy đem so sánh tiếng Việt với “bùn” hay “đất cày”, người ta phải suy nghĩ, khó chịu, trăn trở,… đến mức nổ ra tranh luận quyết liệt đến thế. Tranh luận để tìm ra chân lý là một điều đáng mừng, đáng quý, đáng trân trọng.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tiếng Việt vẫn phát huy những thế mạnh của mình. Bao nhiêu dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất hình chữ S này là có bấy nhiêu sự đa dạng về ngôn ngữ, nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói chung, đảm trách vai trò ngôn ngữ chính. Không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ, tiếng Việt còn là quốc ngữ, mang tiếng nói của người Việt đến năm châu. Người Việt tự hào về tiếng nói của mình; và người nước ngoài cũng ấn tượng sâu sắc: “Tiếng Việt tuy khó, nhưng lại du dương, hòa điệu giống như bản nhạc liên hồi” (Borri); “Những người Việt từ nhỏ đã học nói theo nhịp điệu, dù họ không phải là nhạc sư” (Marini), v.v… [8].

Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Việt hiện nay ở một số người, nhất là lớp trẻ, đã đang dần biến một ngôn ngữ trong sáng thành thứ tiếng “xộc xệch, nhếch nhác, ô hợp”. Nói một cách hình ảnh thì đó hành vi làm “ô nhiễm tiếng Việt”. Lứa tuổi học sinh THCS có thể chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của tiếng Việt đối với đời sống, lịch sử và truyền thống dân tộc; lại càng chưa biết cách bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ một cách tích cực, sâu sắc; nhưng nếu chưa làm được điều ấy thì yêu cầu trước hết đó là bản thân các em đừng làm “tổn thương” tiếng Việt thân yêu.

Xuất phát từ những lý do trên, sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh qua tiết 85, Ngữ văn 7: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (Đặng Thai Mai)” được hình thành, mong góp tiếng nói nhỏ của tôi gửi đến các đồng chí, đồng nghiệp.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến kinh nghiệm hướng đến những mục đích cơ bản sau:

– Làm rõ giá trị và những yếu tố có thể vận dụng vào việc rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh qua văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.

– Thực hành vận dụng các yếu tố của văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” vào một số bài dạy học trong chương trình Ngữ văn 7 và quá trình giao tiếp của học sinh nhằm kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những hành vi chưa phù hợp trong sử dụng ngôn ngữ của các em. Từ đó có sự định hướng, xây dựng phương pháp thích hợp để giáo dục học sinh biết yêu quý, giữ gìn và phát huy những giá trị của tiếng Việt.

– Tiếp thu góp ý của đồng nghiệp và lắng nghe ý kiến của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và dạy học. 

1.3. Đối tượng nghiên cứu

– Học sinh: Khối lớp 7 (Trường THCS Thành Tâm, huyện Thạch Thành).

– Bài dạy học: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (Tiết 85, Ngữ văn 7) và một số tiết trong chương trình Ngữ văn 7.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt hiệu quả khi nghiên cứu, tôi vận dụng một số phương pháp như: 

– Phương pháp quan sát;

– Phương pháp điều tra;

– Phương pháp phân tích- tổng kết kinh nghiệm;

– Phương pháp tổng hợp;

– Phương pháp phân loại;

– Phương pháp mô hình hóa lý thuyết;

v.v…

  1. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Để thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, suốt chương trình Ngữ văn 7, những người xây dựng chương trình sách giáo khoa đã biên soạn nội dung theo hướng lồng ghép những văn bản, những bài học có tính chất rèn luyện, vận dụng ngôn ngữ như: giúp học sinh nhận biết được tác dụng của việc sử dụng từ láy, từ ghép; nhận thấy sự phong phú của tiếng Việt qua những kiến thức liên quan đến từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, chơi chữ; rèn kĩ năng rút gọn câu, mở rộng câu; kĩ năng sử dụng từ và dấu câu; luyện năng lực chứng minh, giải thích; v.v… Về phần văn bản, Từ Sự giàu đẹp của tiếng Việt trong văn bản của Đặng Thai Mai,  ta có thể cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ tiếng Việt qua các văn bản: nét đặc sắc của những những bài ca dao, câu tục ngữ; vẻ đẹp ngôn từ trong  một số tác phẩm như Bài ca Côn Sơn, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Sau phút chia ly, Qua Đèo Ngang, Tiếng gà trưa, Mùa xuân của tôi, Ý nghĩa văn chương, Ca Huế trên sông Hương, v.v… 

Năm 1966, khi phát động “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường THCS
8
Tiếng Anh
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)