SKKN Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 (W+PPT)

4.5/5

Giá:

200.000
Cấp học: Tiểu học
Môn: Tiếng Việt
Lớp: Lớp 5
Bộ sách:
Lượt xem: 421
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
12
Lượt tải:

3

Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng… để thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc qua bài đọc.
Để đọc diễn cảm thì người đọc phải làm chủ được tốc độ đọc, chỗ ngắt giọng, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, biết đọc đúng ngữ điệu khi gặp câu hỏi, câu cảm….
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài.

Mô tả sản phẩm

1. Tên báo cáo biện pháp: 

Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 

2. Tác giả:

– Họ và tên: ……..Nam (nữ):

– Trình độ chuyên môn:

– Chức vụ, đơn vị công tác:

– Điện thoại: ……Email: 

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn biện pháp.

Trong phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt ở bậc Tiểu học hiện nay xác định mục tiêu đổi mới theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT là rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc trôi chảy mà học sinh còn biết cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ.  Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội… Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm, đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm.

Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên cuối bậc Tiểu học. Qua nhiều năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 và qua dự giờ trao đổi học tập lẫn nhau và được dự thi hội giảng cấp trường, huyện, tôi nhận còn nhiều em đọc vẫn chưa lưu loát, chưa trôi chảy, ngắt nghỉ chưa đúng, nhấn giọng lên xuống tùy tiện, học sinh phát âm chưa chính xác. Từ việc đọc chưa tốt dẫn đến các em không hiểu được nội dung không hiểu được nghệ thuật, không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm. 

Mặt khác, địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, học sinh phần lớn còn đọc sai, phát âm nhầm lẫn b/v; d/đ; ch/tr ; s/x ; d /r/gi; dấu sắc với dấu ngã, … Trong các giờ dạy tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng. Trong việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm. Ngược lại, trong giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh được đọc trong lớp ít, chưa biết lên giọng, hạ giọng khi nào, nhấn giọng ở những từ ngữ nào. Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật, qua đó giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học.

Trong những năm qua tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường. Do vậy kỹ năng đọc của học sinh nói riêng và chất lượng dạy, học môn Tiếng Việt nói chung thu được kết quả tốt. Từ những lý do trên, tôi xin trình bày biện pháp: Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 ’’.

2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

– Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu học … về rèn kỹ năng đọc thông qua trực tiếp học các tiết tập đọc theo nội dung chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng, phương pháp dạy mới.

– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5 trường Tiểu học…

3. Mục đích nghiên cứu.

– Đề tài nhằm tìm ra các giải pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 

 – Việc nghiên cứu năng lực đọc của học sinh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp rèn kỹ năng đọc qua mỗi tiết tập đọc.

PHẦN NỘI DUNG

1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.

Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng… để thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc qua bài đọc. 

Để đọc diễn cảm thì người đọc phải làm chủ được tốc độ đọc, chỗ ngắt giọng, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, biết đọc đúng ngữ điệu khi gặp câu hỏi, câu cảm….

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp  tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. 

Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc).

+ Ví dụ: Bài “Bầm ơi’’

Gọi 1 đến 2 em đọc cho học sinh nhận xét, giọng đọc bài thơ như thế nào? Bạn đọc đúng chưa? (Giọng trầm lắng thiết tha). Em đọc lại: Đọc hai câu  mở đầu: Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.”

 Hỏi: bạn đọc đúng chưa? Đọc với giọng thế nào? (với giọng nhẹ, trầm, nghỉ hơi dài khi kết thúc).

Nhấn giọng ở đoạn theo cách ngân dài hơi hơn ở những từ ngữ khẳng 

định hoặc mang rõ sắc thái cảm xúc: “Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”

Trong khi đọc tôi hướng dẫn đọc đúng đối với những câu văn sau dấu chấm lửng, ngắt nghỉ thế nào? Đối với các câu cảm, câu thán, câu hỏi trong bài cần đọc như thế nào mới đúng.

Khi đọc trong các bài thơ, bài văn có các câu hỏi, câu kể, câu cảm giáo viên cần hướng dẫn các em đọc đúng  giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng nhân vật và của tác giả.

+ Ví dụ: Bài Chú đi tuần

                                 “Các cháu ơi ! ngủ có ngon không?

                                      Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!”

+ Hoặc: khi đọc bài “Hạt gạo làng ta’’cuối giờ học giáo viên hát cho các em nghe bài hát Hạt gạo làng ta mà đã được phổ nhạc.

Thông qua hiểu được nội dung bài đọc, phải hiểu được cảm xúc của tác giả trong văn bản đó. Đối với nhân vật thể hiện được tính cách của nhân vật đó.

 Giọng đọc thay đổi ở từng đoạn. Khi đọc câu đối thoại đọc như thế nào? Đọc thế nào thể hiện đọc giọng của từng nhân vật. 

Biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh hay với giọng niềm nở hồ hởi…Để thể hiện được tính cách, cảm xúc của các nhân vật người đọc cần hoà mình vào từng nhân vật để tìm được cách đọc. Khi đọc diễn cảm tôi hướng dẫn các em biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, thủng thẳng, giả bộ) và biết đọc phân biệt lời các nhân vật. 

Đối với các bài thơ:  Đọc đúng trong bài thơ không những phát âm đúng phải biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ. Khi đọc cần ngắt nhịp 2/3 hay 3/4  hay 4/4 … Gọi học sinh đọc các khổ thơ cho các em nhận xét ngắt nhịp đúng chưa, ngắt nhịp ở những tiếng nào. Giáo viên ghi khổ thơ vào bảng, giấy để học sinh nói cách ngắt nhịp, nhận xét bổ sung, giáo viên thống nhất. 

Ví dụ bài: Hành trình của bầy ong.

+ Gọi học sinh đọc, nhận xét, đọc lại và thống nhất cách ngắt nhịp: 4/2 hay 3/5.

“Chắt trong vị ngọt /mùi hương

Lặng thầm thay/ những con đường ong bay

Trải qua mưa nắng /vơi đầy

Men trời đất/ đủ làm say đất trời.

Hoặc bài: “Chú đi tuần” không ngắt nhịp cố định mà chỉ cần ngắt theo cảm xúc:  

                                      Chú đi tuần/ đêm nay

            Hải Phòng/ yên giấc ngủ say

             Cây /rung theo gió /, lá /bay xuống lòng đường

            Chú đi qua cổng trường /

           Các cháu miền Nam /yêu mến.

Ngoài ra không những tôi luyện cho học sinh đọc ngắt đúng nhịp thơ tôi còn rèn cho học sinh biết đọc vắt dòng đúng.

+ Ví dụ: Hành trình của bầy ong

“ Bầy ong giữ hộ cho người. Những mùa hoa /đã tàn phai tháng ngày”

+ Khi đọc trong các bài văn:

Ví dụ: bài: Lòng dân

 

Khi dạy tôi hướng dẫn các em phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật: Ví dụ

Cai: ( xẵng giọng ) // Chồng chị à?

Dì Năm: – Dạ , chồng tui.

Cai: – Để coi. ( Quay sang lính ) // Trói nó lại cho tao//(chỉ dì Năm ). Cứ trói đi . Tao ra lịnh mà//( lính  trói dì Năm lại ).

Khi đọc cần thể hiện đúng thái độ, tình cảm của nhân vật và tình huống kịch. Cụ thể:

Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược

Giọng dì Năm và chú cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau dì Năm khéo giả vờ than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trăng trối với con khi bị dọa bắn chết.

Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc. ( An tham gia rất tự nhiên vào vở kịch do má em dàn dựng. trong tình huống nguy hiểm, em khóc vì thực sự lo cho má). 

+ Hoặc: Bài:  “Một chuyên gia máy xúc’’

  

Có câu văn:

– Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi ?

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

Lớp 5
Đạo đức
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

Lớp 5
Tiếng Việt
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)