SKKN Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh lớp 7
- Mã tài liệu: BM7010 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1453 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vân Du |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vân Du |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh lớp 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Những yêu cầu cơ bản đối với học sinh và giáo viên.
1.1. Đối với học sinh.
1.2. Đối với giáo viên.
2. Cách thức tiến hành.
2.1. Những mối liên hệ đơn giản nhất là những mối liên hệ địa lí về vị trí trong không gian giữa các đối tượng địa lí, những mối liên hệ này thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ.
2.2. Những mối liên hệ địa lí không thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ. Để phát hiện ra chúng, học sinh phải dựa vào vốn kiến thức địa lí đã tích lũy được, nhất là những hiểu biết về các quy luật địa lí. Những mối liên hệ địa lí này có thể phân thành 3 loại.
3. Quy trình tiến hành.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lý do chọn đề tài. | |
1.2. Mục đích nghiên cứu. | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu: | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu: | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.2. Thực trạng về kỹ năng sử dụng bản đồ và khai thác kiến thức từ bản đồ để phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ của học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Tân Lập. | |
2.3. Các giải pháp nhằm rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và khai thác kiến thức từ bản đồ để phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ cho học sinh lớp 7 Trường trung học cơ sở Tân Lập. | |
2.3.1. Những yêu cầu cơ bản đối với học sinh và giáo viên. | |
2.3.1.1. Đối với học sinh. | |
2.3.1.2. Đối với giáo viên. | |
2.3.2. Cách thức tiến hành. | |
2.3.2.1. Những mối liên hệ đơn giản nhất là những mối liên hệ địa lí về vị trí trong không gian giữa các đối tượng địa lí, những mối liên hệ này thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ. | |
2.3.2.2. Những mối liên hệ địa lí không thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ. Để phát hiện ra chúng, học sinh phải dựa vào vốn kiến thức địa lí đã tích lũy được, nhất là những hiểu biết về các quy luật địa lí. Những mối liên hệ địa lí này có thể phân thành 3 loại. | |
2.3.3. Quy trình tiến hành. | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với Hội đồng giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, thế kỷ của nền văn minh tri thức, Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nhằm phấn đấu đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng và Nhà nước không chỉ chú trọng đổi mới các chính sách về phát triển kinh tế mà còn luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục là vấn đề được quan tâm đặc biệt những năm gần đây. Trong đó, cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình học, đảm bảo điều kiện và thời gian học tập, tự nghiên cứu cho học sinh.
Môn Địa lí là một môn học có ý nghĩa quan trọng đối với việc trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết để học sinh vận dụng vào cuộc sống sau này. Chương trình kiến thức địa lí ở trường trung học cơ sở sẽ giúp các em có được những hiểu biết về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của các châu lục, các khu vực trên thế giới và của Việt Nam cũng như chính địa phương nơi các em đang sống. Đồng thời hình thành cho các em các kĩ năng bản đồ, đánh giá, trình bày, giải thích được các hiện tượng Địa lí trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên với các yếu tố tự nhiên, giữa các hiện tượng tự nhiên với các hiện tượng kinh tế – xã hội và ngược lại, giữa các hiện tượng kinh tế – xã hội với nhau… Để làm được điều đó, phương pháp truyền thụ của người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng để kích thích được sự say mê, tìm tòi, khám phá và sáng tạo của học sinh. Hiện nay có rất nhiều phương tiện dạy học trực quan sinh động và các phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học môn Địa lí. Trong đó phương tiện dạy học Địa lí quan trọng và đặc trưng nhất vẫn là bản đồ giáo khoa.
Sử dụng có hiệu quả bản đồ trong dạy học Địa lí còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh rèn luyện được những kĩ năng cần thiết như: xác định phương hướng, đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ, kĩ năng quan sát, so sánh các đối tượng địa lí… “Ở mức độ cao hơn, thông qua học tập trên bản đồ, học sinh phát triển được tư duy sáng tạo để phát hiện ra các mối quan hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ. Trong những năm gần đây bản đồ Địa Lý đã được sửa đổi cả về nội dung và hình thức nhằm gây hứng thú cho học sinh học tập, giúp các em say mê, tìm tòi, khám phá những tri thức mới về các quốc gia, các vùng miền … trên thế giới, để từ đó thêm yêu quê hương, đất nước mình”[1].
Tuy nhiên, để hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ một cách hiệu quả, đặc biệt giúp các em phát hiện, phân tích, lí giải được những mối liên hệ địa lí lại là việc làm không hề đơn giản đối với học sinh lớp 7, khi các em mới bắt đầu làm quen với bản đồ.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và những lí do trên mà tôi mạnh dạn nghiên cứu và làm đề tài: “Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và khai thác kiến thức từ bản đồ cho học sinh lớp 7 Trường trung học cơ sở Tân Lập”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trước hết, việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi củng cố được kiến thức và phương pháp sử dụng bản đồ một cách vững vàng hơn nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động khám phá tri thức thông qua bản đồ, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Địa lí ở trường trung học cơ sở Tân Lập .
Hình thành cho học sinh có được tư duy về bản đồ, từ đó biết vận dụng kiến thức từ bản đồ để giải quyết các bài tập thực hành, bài kiểm tra, bài thi . Cao hơn nữa học sinh biết xác lập mối quan hệ, phải vận dụng với các đặc điểm và tính chất của đối tượng để rút ra những điều mà trên bản đồ không thể hiện trực tiếp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng bản đồ như: Kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí; kỹ năng xác định phương hướng; kỹ năng xác định khoảng cách; kỹ năng xác định vị trí địa lí; kỹ năng xác định độ cao và độ sâu; kỹ năng mô tả các điều kiện tự nhiên; kỹ năng phát hiện các mối quan hệ địa lí ; kỹ năng mô tả tổng hợp địa lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
– Thu thập tài liệu.
– Nghiên cứu chương trình dạy học Địa lý bậc trung học cơ sở và thực tiễn giảng dạy môn Địa lý ở các trường trung học cơ sở, đặc biệt môn Địa lý lớp 7.
– Quan sát quá trình học tập môn Địa lý của học sinh trên lớp, phối hợp điều tra trong giáo viên và học sinh việc sử dụng bản đồ giáo khoa vào quá trình học tập. Từ đó rút ra những kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả hơn nguồn tri thức từ bản đồ thông qua những bài giảng cụ thể.
– Sưu tầm, thống kê những cách rèn luyện kỹ năng xác định các mối liên hệ địa lý trên bản đồ để đúc kết thành những phương pháp khoa học.
– Trao đổi với các đồng nghiệp cùng chuyên môn và học sinh để tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong việc học tập với bản đồ, từ đó tìm ra cách thức để khắc phục, mang lại hiệu quả cho quá trình giảng dạy và học tập.
– Phương pháp thực nghiệm, so sánh đối chứng: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (trong năm học ……….. và ……….. tôi chọn lớp 7A là lớp đối chứng, lớp 7B là lớp thực nghiệm); áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tất cả các hiện tượng địa lí đều có tính quy luật, đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Học sinh không phải chỉ học thuộc lòng mà phải hiểu rõ và giải thích được các vấn đề, các hiện tượng địa lí, kể cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội. Chính vì vậy phải rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy.
Để rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thì bản đồ địa lí là một phương tiện thiết thực nhất, không chỉ đối với học sinh mà còn rất cần thiết đối với việc giảng dạy bộ môn địa lí của giáo viên.
Ở chương trình sách giáo khoa Địa lý lớp 6 học sinh được lĩnh hội và rèn luyện một cách có hệ thống và khoa học những kiến thức và kỹ năng cơ bản của Địa lí đại cương: Trái Đất, bản đồ và các thành phần tự nhiên trên Trái Đất; các kĩ năng về bản đồ, đặc biệt là kĩ năng phát hiện, phân tích các mối liên hệ địa lí ( vốn dĩ là một kĩ năng khó), hầu như các em còn ít được tiếp xúc và rèn luyện bởi nội dung chương trình ít liên quan đến bản đồ.
Nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 7 bao gồm: Thành phần nhân văn của môi trường; Các môi trường Địa lí; Thiên nhiên và con người ở các châu lục. Vì vậy học sinh có điều kiện tiếp xúc với bản đồ nhiều hơn. Học tập với bản đồ, các em không chỉ cần có kĩ năng đơn giản như xác định phương hướng, xác định vị trí địa lí, mô tả các đối tượng địa lí mà còn phải phát hiện và phân tích, lí giải một cách đơn giản về các mối liên hệ địa lí. Đây là một kĩ năng rất quan trọng nhưng tương đối khó đối với học sinh lớp 7 khiến nhiều em còn lúng túng khi học tập với bản đồ, đặc biệt các học sinh học lực ở mức yếu và trung bình. Do đó: Việc rèn luyện cho học sinh học môn Địa lí lớp 7 kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ cần phải được làm dần dần, qua những ví dụ cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp, làm cơ sở cho việc học Địa lí các khối lớp sau[2].
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá cũng như trong thi học sinh giỏi đề thi luôn lồng ghép những câu hỏi về bản đồ để học sinh tìm ra kiến thức. Như vậy: Việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí là điều quan trọng và cần thiết để học sinh độc lập tìm kiến
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]