SKKN Rèn luyện và phát triển năng lực học tập thông qua việc khai thác một bài toán
- Mã tài liệu: BM6182 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 732 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Đặng Thị Mai Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Đặng Thị Mai Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Trãi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện và phát triển năng lực học tập thông qua việc khai thác một bài toán” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Mục đích nghiên cứu
Cung cấp kiến thức và phương pháp tự học cho học sinh khi học môn Toán.
Giúp học sinh hứng thú trong học tập, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi, từ đó hình thành tính tích cực, tự giác, chủ động , khơi dậy tính sáng tạo và giải toán của học sinh.
Phát triển năng lực tự học, biết liên kết và mở rộng các bài toán từ đó giúp các em hình thành phương pháp giải.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài.
Qua những năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi tôi được tiếp xúc với rất nhiều đối tượng học sinh và thấy rằng đa số học sinh không nhớ những bài đã làm thậm chí có những bài chỉ khác nhau bởi lời văn nhưng nội dung lại hoàn giống với bài toán cũ. Đặc biệt là các bài toán đảo và bài toán tổng quát học sinh thường không có kỹ năng nhận ra,
Việc dạy học nói chung và bồi dưỡng học sinh khá giỏi nói riêng thì việc định hướng, liên kết, mở rộng và lật ngược bài toán là một vấn đề rất quan trọng, nó không chỉ giúp cho học sinh nắm bắt kĩ kiến thức của một dạng toán cơ bản mà còn nâng cao tính khái quát hoá, đặc biệt hoá một bài toán để từ đó sẽ giúp cho học sinh hứng thú học tập, phát triển tư duy, năng lực học tập, nâng cao tính sáng tạo cho các em học sinh, phần nào đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã hội về con người trong thời kì khoa học và công nghệ.
Trong khi, hiện tại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu bàn sâu vào vấn đề này. Bên cạnh đó, đồng nghiệp, nhà trường cũng chưa tham gia được nhiều trong vấn đề này để giải quyết, khắc phục tình trạng trên.
Chính vì vậy, để giúp học sinh dễ dàng nhận ra các bài toán cũ, bài toán đảo, bài toán tổng quát… đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và bồi dưỡng năng lực học toán cho học sinh, rèn luyện khả năng sáng tạo trong học toán cho học sinh cũng như muốn góp phần vào công tác bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi Toán trường THCS Yên Lâm nói riêng và học sinh toàn huyện Yên Định nói chung. Tôi xin được trình bày đề tài:
“Rèn luyện và phát triển năng lực học tập
thông qua việc khai thác một bài toán”
I.2. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp kiến thức và phương pháp tự học cho học sinh khi học môn Toán.
Giúp học sinh hứng thú trong học tập, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi, từ đó hình thành tính tích cực, tự giác, chủ động , khơi dậy tính sáng tạo và giải toán của học sinh.
Phát triển năng lực tự học, biết liên kết và mở rộng các bài toán từ đó giúp các em hình thành phương pháp giải.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp hình thành tính tích cực, tự giác, chủ động và năng lực tự học của học sinh.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
Nêu và giải quyết vấn đề
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Đặc điểm của lứa tuổi THCS là muốn tự mình khám phá, tìm hiểu trong quá trình nhận thức. Các em có khả năng điều chỉnh hoạt động học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập khác nhau nhưng cần phải có sự hướng dẫn, điều hành một cách khoa học và nghệ thuật của thầy cô giáo. Hình thành tính tích cực, tự giác, chủ động và đồng thời phát triển năng lực tự học của học là một quá trình lâu dài, kiên nhẩn và phải có phương pháp. Tính tích cực, tự giác, chủ động và năng lực tự học của học sinh được thể hiện một số mặt sau:
– Biết tìm ra phương pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề, khắc phục các tư tưởng rập khuôn, máy móc.
– Có kĩ năng phát hiện những kiến thức liên quan với nhau, nhìn nhận một vấn đề ở nhiều khía cạnh. – Phải có óc hoài nghi, luôn đặt ra các câu hỏi tại sao? Do đâu? Như thế nào? Liệu có trường hợp nào nữa không? Các trường hợp khác thì kết luận trên có đúng nữa không? Và phải biết tổng hợp các bài toán liên quan.
– Tính chủ động của học sinh còn thể hiện ở chổ biết nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề.
– Có khả năng khai thác một vấn đề mới từ những vấn đề đã biết.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua nhiều năm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và tham khảo học hỏi các đồng nghiệp trong và ngoài huyện tôi nhận ra rằng:
– Học sinh yếu toán là do kiến thức còn hổng, lại lười học, lười suy nghĩ, lười tư duy trong quá trình học tập.
– Học sinh làm bài tập rập khuôn, máy móc để từ đó làm mất đi tính tích cực, độc lập, sáng tạo của bản thân.
– Các em ít được cũng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để làm nền tảng tiếp thu kiến thức mới, do đó năng lực cá nhân không được phát huy hết.
– Không ít học sinh thực sự chăm học nhưng chưa có phương pháp học phù hợp, chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hiệu quả học tập chưa cao.
– Nhiều học sinh hài lòng với lời giải của mình, mà không tìm lời giải khác, không khai thác phát triển bài toán, sáng tạo bài toán nên không phát huy hết tính tích cực, độc lập, sáng tạo của bản thân. – Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc khai thác, phát triển, sáng tạo bài toán trong các các giờ luyện tập, tự chọn … – Việc chuyên sâu một vấn đề nào đó, liên hệ được các bài toán với nhau, phát triển một bài toán sẽ giúp cho học sinh khắc sâu được kiến thức, quan trọng hơn là nâng cao được tư duy cho các em làm cho các em có hứng thú hơn khi học toán.
II.3. Các biện pháp và các giải pháp giải quyết vấn đề.
Trong quá trình dạy toán, chắc rằng các thầy cô giáo đã có không ít lần gặp các bài toán cũ mà cách phát biểu có thể hoàn toàn khác, hoặc khác chút ít. Những bài toán tương tự, mở rộng, đặc biệt hóa hay lật ngược bài toán mà các bài toán này có cùng phương pháp giải. Nếu giáo viên định hướng cho học sinh kỷ năng thường xuyên liên hệ một bài toán mới với những bài toán đã biết như bài toán đảo, bài toán tổng quát, bài toán đặc biệt…thì sẽ làm cho học sinh phát hiện ra rằng bài toán đó không mới đối với mình nữa hoặc nhanh chóng xếp loại được bài toán từ đó định hướng được phương pháp giải quyết một cách tích cực và chủ động. Sau đây tôi sẽ đưa ra một số ví dụ để giải quyết thực trạng trên và để thể hiện nội dung của đề tài.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]