SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết ôn tập Sinh học lớp 6 nhằm nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh
- Mã tài liệu: BM6105 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 912 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Hưng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Hưng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết ôn tập Sinh học lớp 6 nhằm nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Bản thân giáo viên phải nắm rõ vai trò của bản đồ tư duy, biết sử dụng phần mềm mindmap để thiết kế bản đồ tư duy
2.3.1. Bản thân giáo viên phải nắm rõ vai trò của bản đồ tư duy, biết sử dụng phần mềm mindmap để thiết kế bản đồ tư duy
Bước 1: Lập bản đồ tư duy
Bước 2: Báo cáo, thuyết minh bản đồ tư duy ( vừa thiết lập ở bước 1)
Bước 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ tư duy
2.3.3. Hướng dẫn học sinh làm bản đồ tư duy
2.3.4. Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Theo điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS [4].
Cũng chính lí do đó mà trong quá trình giảng dạy hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học đòi hỏi người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn. Để từ đó HS có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu kĩ các phương pháp đó, vận dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp.
Trong thực tế giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THCS Tân Lập, tôi nhận thấy rằng học sinh lớp 6 mới chuyển từ một môi trường tiểu học lên môi rường THCS đang còn rất bỡ ngỡ về cách học trong một môi trường mới, chính vì lí do đó, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được điểm cốt lõi trong bài học đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở trường nói chung và môn Sinh học nói riêng. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào môn Sinh học đã góp phần cải thiện sự nhàm chán và gây hứng thú học tập bộ môn cho HS. Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong bộ não của HS, trong quá trình giảng dạy của mình, đặc biệt là ở các tiết ôn tập, tôi thường hướng dẫn HS ghi nhớ bài học dưới dạng từ khóa và chuyển cách ghi bài truyền thống sang phương pháp ghi bài bằng BĐTD. Tôi nhận thấy phương pháp này là thực sự cần thiết nhằm giúp HS rút ngắn thời gian học, giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệ thống hoá kiến thức với lượng lớn, đồng thời phát triển tư duy cho các em. Đặc biệt hơn nữa là trong tiết Ôn tập Sinh học 6 thì sử dụng PPDH bằng bản đồ tư duy thực sự rất hiệu quả.
Việc vận dụng Bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH. Sau mỗi chương hoặc mỗi phần. Nếu sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống thì HS sẽ khắc sâu được những kiến thức đó một cách hệ thống và giúp các em ôn tập một cách nhanh nhất. Đó là lý do tôi viết sáng kiến ‘‘Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết ôn tập Sinh học lớp 6 Trường THCS Tân Lập nhằm nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh’’
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc sử dụng Bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy học môn Sinh học 6 qua các tiết ôn tập sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH. Sau mỗi chương hoặc mỗi phần. Nếu sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức thì HS sẽ khắc sâu được những kiến thức đó một cách khoa học và giúp các em ôn tập một cách nhanh nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng BĐTD trong giảng dạy Sinh học 6 ở các tiết ôn tập để nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và phương pháp, kỹ thuật dạy học sử dụng bản đồ tư duy. Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Sinh học. Sử dụng phần mềm mindmap thiết kế bản đồ tư duy.
– Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú học tập của học sinh.
– Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
– Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp.
– Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW tại hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ghi: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. [3]
Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động sao cho học sinh có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động, tích cực, tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế.
Môn Sinh học là một môn học thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Mặt khác Sinh học là một bộ môn khó và mang tính trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó găn liền với hoạt động thực tiễn của con người. là môn học thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác.Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người. Do đó việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp đối với từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh là một nhiệm vụ không hề dễ đối với một người giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học …………là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường phổ thông.
Việc đổi mới phương pháp dạy cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kĩ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra như phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh, phương pháp dạy học theo góc, dạy giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, trang thiết bị dạy học trong khi do điều kiện học tập ở nhà trường còn chưa trang bị được máy chiếu cho tất cả các lớp học và một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút thì không đủ thời gian cho các hoạt động.
Về phía giáo viên: trong quá trình giảng dạy các tiết ôn tập sau một chương hay sau một học kỳ để HS nắm được kiến thức trọng tâm, và ghi nhớ hệ thống kiến thức đã học là rất khó. Trong các quá trình đó, người dạy mà không vận dụng tốt các khâu lên lớp, chuẩn bị tốt các phương tiện cũng như phương pháp kĩ thuật dạy học cho phù hợp, người học sẽ tiếp thu bài không tốt. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp học hiệu quả từ đó giúp các em tích cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức là một vấn đề bức thiết được đặt ra. Nhiều giáo viên mặc dù đã được tập huấn và biết các phương pháp dạy học tích cực nhưng việc vận dụng các phương pháp đó vào giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]