SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy bài quan hệ ba cạnh của một tam giác, bất đẳng thức tam giác – Hình học lớp 7, nhằm làm tăng tính hứng thú, tính tích cực chủ động học tập cho học sinh
- Mã tài liệu: BM7139 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 739 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Văn Luông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Văn Luông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy bài quan hệ ba cạnh của một tam giác, bất đẳng thức tam giác – Hình học lớp 7, nhằm làm tăng tính hứng thú, tính tích cực chủ động học tập cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Dạy học hình thành bất đẳng thức tam giác
2. Dạy học luyện tập bất đẳng thức tam giác
Mô tả sản phẩm
Mục lục
STT | Nội dung | Trang |
1 | 1. MỞ ĐẦU | |
2 | 1.1. Lí do chọn đề tài | |
3 | 1.2. Mục đích nghiên cứu | |
4 | 1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
5 | 1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
6 | 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
7 | 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
8 | 2.1.1 Bản chất | |
9 | 2.1.2. Quy trình thực hiện | |
10 | 2.1.3 Ưu điểm, nhược điểm của đồ dùng trực quan | |
11 | 2.1.4 Nhiệm vụ của GV và HS trong giờ học có sử dụng đồ dùng trực quan | |
12 | 2.1.5. Các bước tổ chức một hoạt động học trong giờ học có sử dụng đồ dùng trực qua. | |
13 | 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
14 | 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để tăng hứng thú tính tích cực chủ động học tập cho học sinh ở trường THCS Dân Tộc Nội Trú trong luyện tập bất đẳng thức tam giác hình học 7. | |
15 | 2.3.1. Dạy học hình thành bất đẳng thức tam giác. | |
16 | 2.3.2. Dạy học luyện tập bất đẳng thức tam giác: | |
17 | 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. | |
18 | 2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục. | |
19 | 2.4.2. Đối với bản thân. | |
20 | 2.4.3. Đối với đồng nghiệp. | |
21 | 2.4.4. Đối với nhà trường. | |
22 | 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
23 | 3.1. Kết luận | |
24 | 3.2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Theo điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS . [1]
Theo nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW tại hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ghi: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. [2]
Do đó tôi nhận ra rằng việc học tập của học sinh phải gắn với việc thực hành hay trải nghiệm nhằm gây ra hứng thú cho học sinh. Cũng như chính việc đó nhằm giúp cho học sinh phát hiện ra các hiện tượng trong cuộc sông và giải thích nó bằng ngôn ngữ toán học. Nhằm nâng cao tính tư duy của học sinh. Hay tính làm việc độc lập hay hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao. Vì vậy tôi đã vận dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy tiết luyện tập sau bài bất đẳng thức tam giác. Tôi thấy rằng việc sử dụng mô hình vào giảng dạy hình học là rất hay. Giáo viên có thể nghiên cứu tự làm và dùng cho những tiết cụ thể. Hoặc hướng dẫn học sinh làm cùng để chuẩn bị cho tiết dạy. Hiện nay các dụng cụ để dạy học toán đang còn thiếu và chưa liên hệ với thực tế nhiều. Vì vậy tôi chọn đề tài: “ Sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy bài quan hệ ba cạnh của một tam giác, bất đẳng thức tam giác – hình học 7. Nhằm làm tăng tính hứng thú, tính tích cực chủ động học tập của học sinh lớp 7 trường THCS Dân Tộc Nội Trú”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học 7 đang còn thiếu. Học sinh được sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học làm cho học sinh nhớ sâu hơn. Biết quan sát các hiện tượng trong đời sống và giải thích được bằng toán học. Việc sử dụng đồ dùng trong dạy học nhóm làm tăng tính liên kết trong các thành viên trong nhóm. Đồng thời giải thích được một số hiện tượng trong đời sống. Làm cho học sinh hứng thú học tập hơn và kết quả học tập đạt hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học hình học để nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Toán học.
– Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú học tập của học sinh.
– Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
– PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Chọn lớp dạy phù hợp với kiểu bài và phù hợp với lớp đã dạy trước đó.
– PP thống kê, xử lý số liệu: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Bản chất
Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là PPDH sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
PPDH trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày:
- Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,…
- Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức – học tập của hs, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những thao tác mẫu của GV từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,…
2.1.2. Quy trình thực hiện
- GV treo những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kĩ thuật, … và nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của học sinh
- GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ,… tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh,…
- GV yêu cầu một số hs trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ,
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]