SKKN Sử dụng hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học môn Giáo dục công dân Lớp 6
- Mã tài liệu: BM6046 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2055 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Tiến |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Tiến |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học môn Giáo dục công dân Lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tính đặc trưng bộ môn.
2. Giải pháp cũ thường làm.
3. Giải pháp mới cải tiến.
3.1 Chuẩn bị.
3.2 Tiến hành thảo luận nhóm tại lớp.
3.3 Tổ chức báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
4. Kết quả thực hiện.
5. Bài học kinh nghiệm.
6. Ý kiến đề xuất.
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt trong đó Giáo dục và Đào tạo cũng có những bước tiến mới, tạo nền tảng vững chắc để đất nước có những bước chuyển mình vượt bậc, có thể sánh vai với các nước trên thế giới như mong muốn của Bác lúc sinh thời.
Thấy rõ được trách nhiệm to lớn ấy, các thế hệ giáo viên trong các nhà trường nói chung và trong trường THCS nói riêng luôn mong muốn tìm được hướng đi đúng đắn để truyền tải tri thức đến các em học sinh. Từ đó hướng cho các em cách rèn luyện để trở thành những con người năng động, sáng tạo, tự chủ, có đủ năng lực để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trở thành những người công dân có ích và đáp ứng được các yêu cầu của một xã hội mới.
Là một giáo viên dạy Giáo dục công dân tôi nhận thấy đây cũng là một môn học có vai trò quan trọng, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị- tư tưởng, biết sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
Trên tinh thần của Chỉ thị số 30/1998 Bộ GD & ĐT chỉ rõ: “Môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học Phổ thông, Trung học Cơ sở có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh”. Vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân trong nhà trường THCS ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách. Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh: Cần phải đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về học tập của học sinh.
Trong thời gian công tác tại trường THCS Đồng Hướng, tôi nhận thấy trong việc dạy học Giáo dục công dân nói chung và dạy Giáo dục công dân lớp 6 nói riêng, vấn đề đặt ra là cần đổi mới các phương pháp dạy học để tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm say mê, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của mình trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới, đồng thời biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đó để xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Qua các lớp bồi dưỡng về việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân được triển khai trên quy mô lớn, qua những đợt hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp, nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng, xuất phát từ tình hình thực tế khi áp dụng những phương pháp này vào giảng dạy, tôi được cọ sát, học hỏi rất nhiều về những phương pháp, kĩ thật dạy học môn Giáo dục công dân, nhưng trong đó tôi chú ý hơn cả là phương pháp thảo luận nhóm trong giờ học. Vì vậy, qua thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: Sử dụng hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy và học môn Giáo dục công dân lớp 6.
- Cơ sở lí luận.
Theo quan điểm của A.T.Francisco (1993): “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập”. Về thực chất, phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong từng nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động vào học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
Phương pháp thảo luận nhóm được hình thành từ lâu, được dùng trong các trường đại học nhưng do tính năng ưu việt nên từ khi thay sách giáo khoa phương pháp thảo luận nhóm được giới thiệu và bồi dưỡng cho các giáo viên THCS và được áp dụng liên tục cho đến nay. Sử dụng phương pháp dạy học này có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay, tránh được lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biện pháp để kích thích khả năng tư duy, tìm tòi và sáng tạo của học sinh; rèn kĩ năng chủ động lĩnh hội kiến thức và kĩ năng nói trước tập thể, rèn sự tự tin cho học sinh mỗi khi trình bày kết quả thảo luận..
- Cơ sở thực tiễn
Trong việc giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS nói chung và môn Giáo dục công dân lớp 6 nói riêng, tôi thấy vấn đề nổi lên là:
– Sách giáo khoa trình bày đơn giản, thường chỉ là nêu một số yêu cầu hoặc một số câu hỏi gợi ý có tính chất nhắc lại nội dung của các bài học.
– Sách giáo viên cũng viết rất ngắn, đơn giản, các bài chỉ là những phương án mang tính chất gợi ý, khá giống nhau về hình thức dạy học, như: hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm hoặc làm việc cả lớp nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu để hoàn thành nội dung ở sách giáo khoa.
– Sách thiết kế bài giảng trình bày các phương án lên lớp cụ thể hơn nhưng cũng chủ yếu là một số hình thức dạy học quen thuộc như: hướng dẫn hoạt động theo cặp đôi hoặc theo nhóm và những câu hỏi phát vấn.
Nếu giáo viên không có sự tìm tòi, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thì tiết học sẽ dễ nhàm chán, khó khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Từ kinh nghiệm dạy học của mình tôi thấy phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp khi dạy học môn Giáo dục công dân. Khi áp dụng thường xuyên phương pháp này, không khí lớp học thay đổi hẳn: học sinh rất phấn khởi, hào hứng và tham gia nhiệt tình, sôi nổi.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Tính đặc trưng bộ môn.
Đối tượng học sinh lớp 6 là lớp đối tượng vừa rời khỏi trường Tiểu học bước vào bậc THCS với rất nhiều bỡ ngỡ về thầy, về bạn, về các môn học có tên gọi mới và đặc biệt là cách truyền thụ và tiếp thu kiến thức rất mới mẻ ở tất cả
các môn học. Hơn nữa các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá
bài học nếu không được giao nhiệm vụ cụ thể.
Đặc trưng của môn Giáo dục công dân ở THCS là cấu trúc chương trình gồm 2 phần rõ rệt: Phần đạo đức và phần pháp luật. Với những bài học về đạo đức thường có mô típ chung là nêu khái niệm, biểu hiện trong lời nói và hành vi, ý nghĩa của đức tính đó trong cuộc sống và sau cùng là đưa ra cách rèn luyện cho mỗi người. Còn những bài học về pháp luật là khô khan, công thức, mang tính giáo huấn nên đối với môn học này học sinh tỏ ra không có hứng thú trong việc học. Hơn nữa việc giảng dạy của giáo viên đôi khi không tránh khỏi phương pháp cũ, phương pháp truyền thống thiên về: vấn đáp, giảng giải, thuyết minh,… chứ chưa đi sâu vào việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, chưa phát huy tính tích cực, chủ động của các em. Vì vậy sẽ gây áp lực tâm lý cho các em, làm cho các em thấy nhàm chán, sợ phát biểu ý kiến, suy nghĩ của mình. Từ thực tế đó, tôi thấy để khai thác tính năng động sáng tạo của học sinh, gây hứng thú trong giờ học môn Giáo dục công dân là điều cần thiết.
- Giải pháp cũ thường làm.
Trong những năm học trước, khi dạy môn Giáo dục công dân lớp 6 ở trường THCS Đồng Hướng- Kim Sơn, tôi đã áp dụng phương pháp thảo luận nhóm nhưng còn máy móc, tổ chức hoạt động thảo luận nhóm chưa hiệu quả và chưa áp dụng thường xuyên vào các bài giảng, nhiều bài dạy tôi vẫn còn thiên về các phương pháp truyền thống như: vấn đáp, giảng giải, thuyết minh …
Cụ thể là ở khâu chuẩn bị còn chưa được chú ý nhiều, khi soạn giáo án tôi cũng đã xác định câu hỏi dự kiến sẽ cho học sinh thảo luận nhưng tôi chưa chuẩn bị phương tiện, thiết bị như bút dạ, giấy A4,… nên đôi khi việc tổ chức thảo luận đạt hiệu quả chưa cao.
Tiếp đó là quá trình thực hiện: tôi thường chia lớp làm 4 nhóm theo đơn vị tổ, phân công nhóm trưởng và thư kí rồi đưa ra câu hỏi và thời gian thảo luận để các nhóm làm việc. Tôi chưa chú ý đến việc thay đổi thường xuyên thành viên trong nhóm và học sinh làm nhóm trưởng, thư kí nên có những học sinh trong 3 đến 4 lần thảo luận nhóm đều ở chung nhóm hoặc đều làm nhóm trưởng, thư kí. Tôi cũng chưa chú ý đến việc phải thay đổi thường xuyên cách chia nhóm (chia 4 nhóm, chia nhóm nhỏ theo bàn hoặc hoạt động nhỏ hơn là 2 học sinh/1 nhóm,…) cho phù hợp với tính chất của câu hỏi thảo luận.
Bên cạnh đó, câu hỏi thảo luận còn đơn giản, có khi chỉ cần theo dõi sách giáo khoa học sinh cũng có thể tìm được đáp án dẫn đến tình trạng trong khi thảo luận nhóm có nhiều học sinh còn thụ động, lười suy nghĩ, tìm tòi, chờ bạn trình bày và cô giáo nhận xét rồi ghi bài hoặc có một số học sinh còn lợi dụng hình thức này để tranh thủ nói chuyện riêng. Cách làm này sẽ tạo thói quen xấu, ỷ lại, ngại phát biểu cho học sinh dẫn đến các em chán học. Do đó mà kết quả dạy và học chưa cao.
Kết quả của phương pháp này là: số học sinh chưa hứng thú với bài học còn nhiều. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát 41 em học sinh lớp 6A và 36 em học sinh lớp 6B trường THCS Đồng Hướng năm ………….
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 7
- 453
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 432
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 583
- 3
- [product_views]
200.000 ₫
- 8
- 599
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 453
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 10
- 893
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 390
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 639
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1163
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 733
- 10
- [product_views]