SKKN Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy môn Toán lớp 7
- Mã tài liệu: BM7163 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 779 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Ngọc Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Ngọc Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy môn Toán lớp 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy
Biện pháp 2: Tổ chức học sinh hoạt động nhóm với sơ đồ tư duy
Biện pháp 3: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy – học kiến thức mới
Biện pháp 4: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh củng cố kiến thức của một bài học, một chủ đề
Biện pháp 5: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh ôn tập
Biện pháp 6: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Vấn đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở bậc THCS luôn được các nhà giáo dục quan tâm. Xét một cách tổng thể thì mọi phương pháp, mọi hình thức tổ chức dạy – học đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những chiếc bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập .
Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số….Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái mà chưa sử dụng não phải, nơi giúp ta xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian…và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề.
Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy…là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề .… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Sơ đồ tư duy kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Với việc vẽ sơ đồ tư duy, học sinh không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của mình. Điều quan trọng hơn là học sinh học được một quá trình tổ chức thông tin, tổ chức các ý tưởng
Dạy học với sơ đồ tư duy có tính kế thừa các phương pháp dạy học tích cực, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế. Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lại không đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, không phải đầu tư thêm về kinh phí, trang thiết bị dạy học (sử dụng phấn màu, bút màu, giấy, bìa, mặt sau của tờ lịch,…) Ngoài ra, có thể dùng phần mềm MindMap để thiết kế sơ đồ tư duy và đó cũng là một trong những cách để đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy – học.
Vậy sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào để thật sự hiệu quả trong những giờ dạy – học toán. Đó là điều khiến tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và tìm tòi. Qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng, bằng những trải nghiệm trong quá trình dạy học, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy môn Toán lớp 7 ở trường THCS Đông Tiến”.
- Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy môn Toán lớp 7
- Đối tượng nghiên cứu
Kỹ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học Toán lớp 7 ở trường THCS Đông Tiến
- Phương pháp nghiên cứu
Thực nghiệm trên lớp học trong các giờ dạy của cá nhân mình, thống kê
- NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
Quá trình dạy học bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của thầy và hoạt học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò. Nếu như dạy học không quan tâm đến đặc điểm của người học, giáo viên truyền thụ một chiều, dạy kiến thức mang tính thông báo đồng loạt thì sẽ hạn chế khả năng tiếp thu của học sinh, học sinh hoàn toàn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức đồng thời cũng sẽ thụ động trong những thách thức khó khăn của cuộc sống. Như vậy dạy học đòi hỏi cần quan tâm đến phong cách học của người học. Quan tâm đến phong cách học của người học là yếu tố thúc đẩy sự phát triển tối đa năng lực của người học.
Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc chuyển biến chính mình. Nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nổ lực của thầy chỉ đem lại kết quả không cao.
- Thực trạng
Đối với đặc thù môn Toán, việc phủ nhận những phương pháp dạy học truyền thống là điều thiếu thoả đáng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa chúng ta có quyền “ khư khư ” với những gì đã có. Một học sinh đã quá nhàm chán với kiểu học thầy giảng, trò nghe, ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày ý kiến theo gợi ý của thầy… nảy sinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí chán học bộ môn.
- Đối với giáo viên
Giáo viên THCS là chỉ dạy một môn. Một số giáo viên ngại tìm tòi, khám phá nên chưa tiếp cận được với những phương pháp và kĩ thuật dạy học tiên tiến của nhân loại.
- Đối với học sinh
Nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật ” trong tài liệu đó hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả. Đây là một kĩ năng không kém phần quan trọng bởi học sinh lớp 7 bởi vì kiến thức lớp 7 đang dần khó và nhiều hơn so với lớp 6.
- Kết quả khảo sát chất lượng học sinh
Năm học ……….., tôi được nhà trường phân công dạy lớp 7A.Tôi nhận thấy kĩ năng ghi chép chắt lọc của học sinh còn hạn chế, cứ đến tiết thứ 4 của buổi học, không khí của lớp học trầm hẳn xuống, dáng vẻ mệt mỏi bộc lộ rõ trên khuôn mặt của mỗi học sinh. Vậy làm thế nào để tiết học nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả, gây hứng thú học tập cho học sinh? Tôi đã trăn trở tìm ra giải pháp khắc phục.
Trước hết tôi phân loại đối tượng học sinh qua khảo sát chất lượng đầu năm. Cụ thể như sau:
Tổng số học sinh | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | ||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | |
41 | 1 | 4 % | 5 | 20 % | 14 | 56 % | 5 | 20 % |
Số liệu điều tra được ở bảng trên cho thấy học sinh khá giỏi ở lớp 7A ít. Điều đó phải chăng hoàn toàn do năng lực của học sinh ? Đó là điều mà tôi đặt ra câu hỏi đầu tiên và đã tìm ra biện pháp khắc phục cụ thể là: “Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy Toán 7”.
- Giải pháp thực hiện
– Một số biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy Toán 7 ở trường THCS Đông Tiến.
3.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh trong việc phát triển ý trưởng, ghi nhớ kiến thức, từ đó sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lại một bài học theo cách hiểu của mình. Tuy nhiên chỉ khi nào các em tự mình vẽ được sơ đồ tư duy và sử dụng nó, mới thấy rõ được hiệu quả mà khó có thể diễn tả được bằng lời của sơ đồ tư duy, lúc này học sinh sẽ thích học hơn và đặc biệt là cảm nhận được niềm vui của việc học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]