SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – Nguyên (thế kỷ XIII)” – (Lịch sử 7)
- Mã tài liệu: BM7031 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2802 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Bùi Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mễ Trì |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Bùi Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mễ Trì |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông – Nguyên (thế kỷ XIII)” – (Lịch sử 7)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Vận dụng kiến thức liên môn, thông qua các môn học:
+ Môn Địa lí: đặc điểm địa hình, khí hậu, dân cư, các nguồn tài nguyên.
+ Môn Ngữ văn: vận dụng các thao tác tổng hợp, phân tích, các tác phẩm văn, thơ.
+ Môn Giáo dục công dân: giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ Biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Môn Mĩ Thuật: hình ảnh trực quan sinh động qua các tranh vẽ có liên quan, tranh ảnh…
+ Môn Hóa Học: bằng phương pháp phóng xạ Các bon ( C14) để xác định niên đại bãi cọc ở sông Bạch Đằng.
+ Môn giáo dục quốc phòng: để thấy rõ chiến thuật, chiến lược của cha ông ta trong quá trình bảo vệ Tổ quốc.
Mô tả sản phẩm
1 . MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Một nhà nghiên cứu giáo dục đã từng nói: “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”. Trong điều 4, chương I “Luật giáo dục” nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phương pháp dạy học phải biết phát huy tính giáo dục tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý thức vươn lên”.
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ngày càng cao và là một nhu cầu tất yếu, mang tính chiến lược nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện về: ” Đức – Trí – Thể – Mĩ”, để làm chủ bản thân, xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp.
Vấn đề chủ yếu trong học tập không phải cung cấp cho học sinh một số kiến thức, mà quan trọng là làm cho các em hiểu một cách sâu sắc kiến thức đó. Với đặc điểm và chức năng của mình, việc học tập Lịch Sử lại càng phải chú trọng đến phát triển năng lực, tính tích cực của học sinh. Học Lịch Sử không chỉ để “biết” mà còn để “hiểu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
” Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam”
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân, Âm Nhạc, Mĩ Thuật… Rèn luyện kĩ năng sống, Giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống và ngược lại, từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến Lịch sử…
Trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp trong hầu hết các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú cho học sinh.
Với chương trình Lịch Sử 7 rất khó để cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và hứng thú, đặc biệt trong bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ( Thế kỷ XIII)” ( Lịch Sử 7). Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải vận dụng kiến thức liên môn, kết hợp phù hợp các phương pháp dạy học chắc chắn sẽ gây hứng thú cho học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Quan trọng hơn nữa, đây cũng là bài học để giáo viên có thể giúp học sinh so sánh và nhận xét các trận chiến trên sông Bạch Đằng trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên với cuộc chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền và Lê Hoàn.
Nhưng hiện nay, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy học theo hướng liên môn nói chung và khi dạy bài 14: ” Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ( Thế kỷ XIII)” ( Lịch Sử 7) nói riêng. Cho nên, học sinh vẫn rất khó lĩnh hội kiến thức và chất lượng thu được không cao. Hơn nữa, đây cũng là vấn đề chưa có ai nghiên cứu một cách cụ thể. Vì vậy, để dạy bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7), thì người giáo viên phải chú trọng đến dạy học theo hướng liên môn.
Trong bài này, với thời lượng của 4 tiết học giáo viên có thể tích hợp với rất nhiều các môn học khác nhau như: Hóa Học, Văn Học, Giáo dục công dân, Mĩ Thuật, Âm Nhạc, Giáo dục quốc phòng. Để cho học sinh tiếp thu một cách tốt nhất, giáo viên phải sử dụng phần mềm MS Power Point và dạy bằng giáo án điện tử để tăng hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh.
Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7). Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng có thể giúp các đồng chí tham khảo nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của mình, góp phần hoàn thành mục tiêu môn học đề ra.
Đồng thời, đề tài cũng nhằm góp phần phục vụ cho quá trình giảng dạy của bản thân trong việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần của Nghị quyết 29 của BCHTW Đảng 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi sử dụng kiến thức một số môn học khác như Địa Lí, Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Hóa Học, Âm Nhạc, Mĩ Thuật, Giáo dục quốc phòng để giảng dạy và làm nổi bật những nội dung trọng tâm của từng tiết học. Qua đó, giúp học sinh nhận thức được nội dung cơ bản của bài.
Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn giờ học Lịch sử phải thực sự là một giờ học hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và thực sự tạo được hứng thú học tập và phát triển toàn diện cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài, tôi vận dụng một số kiến thuộc các môn Địa Lí, Ngữ Văn, GDCD, Hóa Học, Âm Nhạc, Mĩ Thuật, Giáo dục quốc phòng để vận dụng vào dạy bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7). Qua nội dung tích hợp, liên môn học sinh có thể nhận thức được một cách sâu sắc nội dung bài học. Từ đó, học sinh vận dụng nội dung kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các môn học khác như : Địa Lí, Ngữ Văn, Giáo dục công dân…
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác- Lênin, đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp Lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp liên ngành, liên môn, tích hợp….Phân tích một số nội dung Lịch sử trọng tâm của bài học bằng việc dựa trên kiến thức của các môn: Địa Lí, Ngữ Văn, GDCD, Hóa Học, Âm Nhạc, Mĩ Thuật, Giáo dục quốc phòng.
2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo từ điển Tiếng Việt: Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp.
Theo từ điển giáo dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Tích hợp là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Quan điểm dạy học tích hợp được xem là định hướng lí luận của chương trình giáo dục Việt Nam hiện hành trong những năm sắp tới.
Ngoài ra, tình trạng kém chất lượng của học sinh ở các trường THCS, trong đó có môn Lịch Sử đang được báo động. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu là giáo viên chưa cải tiến phương pháp dạy học một cách triệt để, chưa gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Vì vây, việc thay đổi phương phá học cho học sinh cực kì quan trọng. Kairốp cho rằng: “Giảng dạy không phải là nhồi nhét một mớ kiến thức. Các em không phải là cái bình chứa kiến thức cũng không phải là rót vào bình”…
Để đạt kết quả cao, dạy học liên môn phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Trong bộ môn Lịch Sử có rất nhiều nội dung cần có sự phối hợp giảng dạy kiến thức Sử học với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học xã hội như Ngữ Văn, Địa Lí, GDCD, Giáo dục quốc phòng… Ở bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7), khối lượng kiến thức nhiều mà thời lượng trên lớp chỉ có 4 tiết, nên để có thể
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]